Bởi vì hiếm khi các vết nứt nguội xuất hiện khi nhiệt độ chi tiết hàn cao hơn nhiệt độ môi trường , việc duy trì nhiệt độ chi tiết hàn khi chế tạo có tác dụng rất quan trọng. Đối với các loại thép dễ nứt , thường phải duy trì nhiệt độ nung khoảng 2 đến 3 giờ, để cho hydro có điều kiện thoát hết ra ngoài khỏi vùng hàn. Đối với các trường hợp nhạy cảm với nứt nguội như khi hàn trên thép có chỉ số CE cao hoặc mối hàn của các kết cấu phức tạp , nhiệt độ nung và thời gian giữ nhiệt cần tăng cao 250-300°C trong 3 hoặc 4 giờ .
Sự nung sau khi hàn - Post weld heat treatment (PWHT) cần thực hiện ngay khi kết thúc quá trình hàn nghĩa là không cần đợi chi tiết nguội. Tuy nhiên, trong thực hành , bởi vì sự kiểm tra chỉ có thể thực hiện ở nhiệt độ thường nên nguy cơ loại bỏ chỉ được xác định sau khi tiến hành nung sau hàn. Đối với các loại thép biến cứng nhiệt đôi khi cần phải ủ (temper) để loại bỏ các cấu trúc “cứng” còn tồn tại sau khi PWHT.
Trong một vài tình huống ,Cần tiến hành các quá trình nung theo qui trình nghiêm ngặt hơn để loại bỏ nguy cơ nứt hơn là chỉ dựa vào các chỉ dẫn ở BS 5135. Phụ lục E của tiêu chuẩn này đề cập đến các điều kiện sau :
a. Chịu căng kéo cao
b. Bề dày > 50mm
c. Thép có hàm lượng carbon tương đương thấp (thép C-Mn với C =0.1% và CE ~ 0.42)
d. Thép sạch 'clean' hoặc có hàm lượng lưu huỳnh thấp (S cở 0.008%), bởi vì khi lưu huỳnh
thấp và oxy thấp sẽ làm tăng khả năng biến cứng nhiệt của thép.
e. Các mối hàn hợp kim nơi mà chỉ riêng sự nung nóng sơ bộ không đủ để loại trừ vết nứt
trong vùng ành hưởng nhiệt. Qui trình và que hàn làm giãm hydro cần được áp dụng. Lược đồ xác lập nhiệt độ nung sơ bộ để loại trừ vết nứt cần thiết lập ứng với nồng độ hydro dự kiến có trong mối hàn , độ bền kéo và năng lượng hàn.