Từ lò phản ứng xúc tác sau khi sử dụng qua tháp bay hơi 10, vào ống thoát 11. Trong tháp bay hơi xúc tác được thổi hơi nước trực tiếp để loại hơi hydrocacbon. Thổi hơi kỹ để giảm thất thoát nguyên liệu và giảm tải trọng đối với lò hoàn nguyên, tuy nhiên nếu đưa lượng lớn hơi nước vào tháp bay hơi có thể phá hủy chế độ tuần hoàn chuẩn của xúc tác. Đáy của ống 11 được nối với góc thứ hai của cụm trộn 12. Ở đây
xúc tác sau khi sử dụng được dòng không khí cuốn theo và chuyển vào lò hoàn nguyên 1 dọc theo đường 13. Trong lò hoàn nguyên (cũng ở chế độ lớp sôi) cốc được đốt cháy. Xúc tác hoàn nguyên được lấy ra từ miệng 24 của lò hoàn nguyên trong ống đứng 2. Trong miệng 24 xúc tác được phân bố đều trên lưới phân bố 25 và được thổi hơi nước để loại các sản phẩm cháy. Các hạt xúc tác hoàn nguyên được khí cuốn đi và được thu gom trong cyclon 14 đặt trên lò hoàn nguyên. Khí hoàn nguyên đi qua lò tận dụng hơi 23 và thiết bị thu hồi bổ sung bụi xúc tác trước khi thải nó ra ngoài qua ống khói. Hơi tách khỏi nước trong balon 15. Sản phẩm cracking (trừ cốc) khi rời khỏi lò phản ứng 5 được đưa vào tháp chưng cất 16. Trong phần dưới 18 của tháp này gasoil nặng được tách ra khỏi bụi xúc tác và tiếp tục theo đường ống vào bể chứa. Phần gasoil còn lại cùng bụi xúc tác từ cụm 18 đi vào góc trộn 3. Sản phẩm nhẹ của cracking cùng với hơi nước qua thiết bị ngưng tụ 21 vào thiết bị tách khí 22, từ đây khí béo và xăng không ổn định được đưa vào cụm hấp phụ - phân đoạn khí. Lượng xúc tác tách ra khỏi tháp bay hơi 10 được điều chỉnh bằng van 17 nằm trong cột 11. Lượng này điều chỉnh theo mức xúc tác trong lò phản ứng.
Trong lớp sôi của lò phản ứng và lò hoàn nguyên nồng độ xúc tác cao với mục đích giảm kích thước thiết bị và để đạt được độ chuyển hóa nguyên liệu cao trong lò phản ứng và đốt cốc trong lò hoàn nguyên. Để thiết lập được chênh lệch áp suất cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn xúc tác phải giữ hàm lượng xúc tác trong ống thoát (trong ống đứng 2 và 11) cao, còn trong ống nạp (4 và 13) thấp. Như vậy, trong sơ đồ công nghiệp với lớp xúc tác tầng sôi có 3 chế độ giả sôi cho hỗn hợp hai pha (hạt + khí): trong ống đứng - chế độ không chảy rối, trong lớp sôi của lò phản ứng và lò hoàn nguyên - chế độ chảy rối, trong đường vận chuyển - chế độ chuyển động khí động.
Sơ đồ cracking xúc tác lớp sôi của các hạt xúc tác vi cầu và bụi
1- Lò hoàn nguyên; 2- ống đựng xúc tác; 3- góc thứ nhất của cụm trộn; 4- ống dẫn xúc tác; 5- lò phản ứng; 6- lớp xúc tác sôi dày đặc;
7- phần đỉnh của lòphản ứng; 8- cyclon của lò phản ứng; 9-ống dẫn xúc tác; 10- tháp bay hơi;
11- ống thoát; 12- góc thứ hai của cụm trộn;13- ống vận chuyển vào lò hoàn nguyên; 14- cyclon của lò hoàn nguyên; 15-balon hơi; 16- tháp chưng cất;
17- van chỉnh cửa thoát xúc tác từ tháp bay hơi; 18- vùng dưới của tháp 16;
19- lò nung; 20- máy bơm không khí; 21- thiết bị ngưng tụ; 22- thiết bị tách khí; 23- nồi hơi tận dụng nhiệt của hơi; 24 -lỗ; 25- lưới phân bố.