Khen thưởng và kỷ luật đối với công chức

Một phần của tài liệu ÔN THI CÔNG CHỨC LUẬT năm 2014 (Trang 42 - 45)

- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo Xuất phát

7.Khen thưởng và kỷ luật đối với công chức

7.1. Khen thưởng công chức

Khen thưởng là sự khẳng định việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của công chức thông qua hiệu quả thực thi các công vụ cụ thể. Khen thưởng đúng sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển của hoạt động công vụ .

Trên thực tế, khen thưởng công chức có thể có rất nhiều hình thức: - Hình thức tôn vinh, danh dự.

- Hình thức vật chất.

- Hình thức kết hợp các danh dự, tôn vinh và vật chất.

Ở nước ta, rất nhiều hình thức khen thưởng đã được sử dụng nhằm tặng cho những người có thành tích tốt trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Nhiều loại huân, huy chương, kỷ niệm chương đã được trao tặng.

Các hình thức khen thưởng được quy định tuy nhiên văn bản quy phạm pháp luật. (VD: Nghị định 56/CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ đã quy định cụ thể hơn những hình thức khen thưởng hàng năm đối với công chức nói riêng và cán bộ, công chức nói chung).

Phong trào thi đua yêu nước đã được khởi xướng từ những năm đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đang được phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh các hình thức danh dự, phải chú ý đến hình thức khen thưởng bằng vật chất. Trong nền kinh tế thị trường, cần hiểu đúng mối quan hệ giữa vật chất – tinh thần và sự đóng góp cho thành công của yếu tố tinh thần, để sử dụng các hình thức này một cách có hiệu quả.

7.2. Kỷ luật công chức

Trong thực tế, công chức do gắn trực tiếp với quyền lực công, nguồn tài chính công và phải giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân, tổ

chức nên có khả năng lạm dụng quyền lực, sử dụng không hiệu quả nguồn tài chính công cũng như áp dụng sai, hoặc cố tình hiểu sai các quy định thủ tục hành chính khi giải quyết các công việc. Khi công chức có sai phạm không chấp hành đúng nghĩa vụ thì phải chịu kỷ luật công vụ.

Kỷ luật công chức trong trường hợp này chỉ hiểu là các hình thức kỷ luật gắn liền với công vụ. Ngoài ra công chức cũng bị xử lý như công dân khi vi phạm pháp luật nhà nước.

Kỷ luật công chức đối với công vụ mang ý nghĩa của kỷ luật hành chính. Điều đó cũng gắn liền với những quyền lợi mà công chức có thể không nhận được và trong trường hợp cao nhất thì công chức không được làm trong nền công vụ.

Kỷ luật công chức cũng gắn liền với các hình thức như: - Các hình thức mang tính danh dự

- Kỷ luật gắn liền với vật chất. - Kỷ luật gắn liền với chức nghiệp.

Pháp lệnh cán bộ - công chức (điều 39) quy định một số hình thức kỷ luật công chức như sau:

1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2,3,4 và 5 Điều 1của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Hạ ngạch; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc.

Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức.

2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày khái niệm công vụ và các nguyên tắc của hoạt động công vụ?

2. Trình bày các cách phân loại công chức?

3. Công chức có những nghĩa vụ và quyền lợi gì theo quy định của pháp luật hiện hành?

4. Trình bày phạm vi những điều công chức không được làm? Vì sao cần phải quy định như vậy?

CHUYÊN ĐỀ 4:

CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu tham khảo:

- Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định 136/QĐ – TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

- Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 94 / 2006/QĐ - TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 )

- Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 135/2006/QĐ - UBND ngày 27 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An).

Một phần của tài liệu ÔN THI CÔNG CHỨC LUẬT năm 2014 (Trang 42 - 45)