Vai trò của chỉ số QUICKI và thử xây dựng tiêu chuẩn mới xác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự kháng Insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não (Trang 27 - 28)

định kháng insulin dựa vào chỉ số QUICKI

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan nghịch chặt chẽ giữa chỉ số QUICKI với chỉ số HOMA (r=-0,692; p< 0,001) tương tự kết luận của tác giả Chen và cs. (2003) chỉ số QUICKI có tương quan chặt chẽ với SIclamp (nhạy cảm insulin qua nghiệm pháp kìm giữđẳng đường tăng insulin máu) (r=0,84) và tác giả Tseng S.T.(2005) kết luận có mối tương quan mạnh giữa chỉ số HOMA và QUICKI (r=-0,662; p < 0,001).

Bảng 4.5: So sánh gía trị của các chỉ số xác định kháng insulin Chỉ số Độ nhạy cảm Độđặc hiệu

HOMA 0,65 0,87

QUICKI 0,65 0,87

Insulin máu lúc đói 0,57 0,81

(Nguồn: Ascaso JF. et al (2003), “Diagnosing insulin resistance by simple quantitative methods in subjects with normal glucose metabolism”, Diabetes Care 26, 3320–3325).

Như vậy, chỉ số mới QUICKI có giá trị sử dụng khá thuyết phục và có thểứng dụng đểđánh giá kháng insulin trong TBMMN.

Xét mối liên quan giữa 2 chỉ số HOMA và QUICKI được sử dụng

đánh giá kháng insulin trong nhóm TBMMN. Chúng tôi có một số nhận xét: +Cả hai chỉ số HOMA và QUICKI đều chọn I0 và G0 làm biến số. +Giá trị trung bình của chỉ số HOMA trong nhóm bệnh cao hơn trong nhóm chứng, còn chỉ số QUICKI thì ngược lại có ý nghĩa thống kê.

+Giá trị chỉ số HOMA càng tăng thì giá trị chỉ số QUICKI càng thấp. +Tỷ lệ kháng insulin tính theo hai chỉ số HOMA và QUICKI trên nhóm bệnh khá tương đương và đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa.

+Tương quan giữa chỉ số QUICKI và chỉ số HOMA là rất chặt chẽ. +Dựa vào thiết kế trong định nghĩa kháng insulin của TCYTTG, 1998. Qua những nhận xét trên và kết qủa từ Bảng 4.5 đã cung cấp một số

cơ sở nhất định để chúng tôi có thểđề xuất thử xây dựng tiêu chuẩn mới xác

định kháng insulin dựa vào giá trị của chỉ số QUICKI:

“Được xem là kháng insulin khi nhỏ hơn tứ phân vị thấp nhất của chỉ

số QUICKI trong nhóm chứng”.

Để tiêu chuẩn mới này có sức thuyết phục, cần có nhiều nghiên cứu khác nhau sử dụng chỉ số QUICKI đểđánh giá tình trạng kháng insulin trên nhiều nhóm bệnh khác nhau, có quy mô và cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn.

KT LUN

Qua nghiên cứu nồng độ của insulin máu và glucose máu lúc đói và sau 2 giờ áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống trên 82 bệnh nhân TBMMN và 74 người chứng, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Có sự hiện diện kháng insulin ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, nhồi máu não và chảy máu não. Tình trạng kháng insulin ở nhồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự kháng Insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não (Trang 27 - 28)