- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, kinh tế khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973. Nguyên nhân chủ yếu : chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới; tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn; duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống. Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.
- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, tài chính. GDP đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
Tiết 2. các ngành kinh tế và các vùng kinh tế I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...
- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp : chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
2. Dịch vụ
- Là khu vực kinh tế đặc biệt quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004) - Thương mại đứng thứ tư thế giới. Bạn hàng ở khắp châu lục.
- Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với đội tàu có trọng tải lớn.
- Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Hạot động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
3. Nông nghiệp
- Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. - Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
- Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
- Trồng trọt
+ Cây trồng chính : lúa gạo (chiếm 50% diện tích đất canh tác). + Cây trồng phổ biến : chè, thuốc lá, dâu tằm,...
- Chăn nuôi
+ Tương đối phát triển. + Vật nuôi chính : bò, lợn, gà.
- Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,.. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển.