2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.8. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
* Kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên:
Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm HS. Tổ chức này có ban hấp hành Đoàn trường, có đội cờ đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt động của toàn trường và từng lớp học, có một bí thư Đoàn chuyên trách tổ chức các hoạt động Đoàn và kịp thời xử lý những vi phạm của học sinh, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt hiệu quả giáo dục cao.
Một số GVCN lớp ngại trong việc thông báo những sai phạm của học sinh lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp, nhưng với tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu quả rất cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Đối với đội cờ đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả những em vi phạm, có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt điểm những vi phạm đựơc.
Đối với các em ban chấp hành chi Đoàn lớp : Tôi thường xuyên cung cấp những cá nhân điển hình của lớp đưa vào các bản tin hằng ngày để tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh thần các em.
Với bí thư Đoàn của lớp: tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Tôi thường xuyên kết hợp các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa đấm vừa xoa: đối với những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tôi nhờ bí thư Đoàn lớp động viên, những em tôi dùng biện pháp mềm mỏng thuyết phục tôi lại nhờ tổng phụ trách đội có biện pháp cứng rắn hơn, cũng có lúc kết hợp cả hai cùng chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tôi kết hợp chặt chẽ hơn về khâu theo dõi và các luồng thông tin về những học sinh chưa ngoan.
* Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục.
- Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi 27
người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo… do nhà trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
- Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.
- Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau.
- Với sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội sẽ đảm bảo đào tạo được thế hệ trẻ vừa có đức để đóng ghóp vào công cuộc xây dựng một xã hội phát triển, đưa đất nước đi lên, một xã hội hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và các vụ án hình sự có lên quan đến lứa tuổi vị thành niên.
28
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn
Sau khi đã áp dụng và bồi dưỡng các em theo những biện pháp đã nêu ở trên tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Ở đầu năm học, đa số các em ý thức còn kém, hiệu quả hoạt động chưa cao, nhiều em chưa có ý thức, chưa có trách nhiệm trong học tập, tác phong chưa nhiệt tình trong công tác lớp, chưa có trách nhiệm trong công việc được giao, ban cán sự lớp điều hành chưa có phương pháp.Với lòng yêu nghề, sự năng nổ nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào lớp tôi chủ nhiệm tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ cụ thể như sau: Năm 2017-2018 Lớp 10B Sĩ số Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Y Đầu năm 40 23 11 6 0 3 22 15 0 Cuối HKI 40 30 6 4 0 4 27 9 0 Cuối năm 40 32 5 3 0 5 30 5 0 Năm 2018-2019 Lớp 11B Sĩ số Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏ i Khá TB Y Đầu năm 40 32 6 3 0 5 30 5 0 Cuối HKI 40 34 5 1 0 6 32 2 0 Cuối năm 40 37 3 0 0 7 31 2 0 Năm 2019-2020 Lớp 12B Sĩ số Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏ i Khá TB Y Đầu năm 40 37 3 0 0 7 31 2 0 Cuối HKI 40 39 1 0 0 11 29 0 0
Như vậy, sau từng năm số học sinh xếp hạnh kiểm tốt, khá tăng lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, số học sinh khá giỏi cũng tăng lên.Lớp sẽ phấn đấu 100% học sinh đạt học lực khá, giỏi và xếp hành kiểm tốt ở cuối năm học 2019-2020.
29
30
Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài vào lớp chủ nhiệm tôi thấy:
- Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của nó.
- Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người.
- Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học.
- Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình.
- Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho học sinh cảm thấy an tâm vì thầy cô luôn ở bên, các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động… - Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
- Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,…
- Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học sinh, mỗi lớp học, mỗi trường học…
- Qua kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan, tôi rút ra bài học sau:
+ Bài học về tư cách giáo viên: Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên cần phải là người chuẩn mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên cần phải luôn cân nhắc thận trọng mọi cử chỉ lời nói, việc làm, không để học sinh có nhận xét không tốt về thầy cô.
31
+ Bài học về tìm hiểu học sinh: Quá trình tìm hiểu phải kĩ lưỡng , chính xác và chín chắn. Tìm hiểu về gia đình, xã hội xung quanh, quan hệ với bạn bè, thực hiện xem học bạ ở các năm học trước hoặc hỏi thăm giáo viên chủ nhiệm cũ.
+ Bài học kinh nghiệm trong giáo dục: Giáo dục học sinh chưa ngoan không nên nóng vội luôn thể hiện sự thương yêu học sinh, tin tưởng các em sẽ tiến bộ, nhưng cũng có lúc phải nghiêm khắc giáo dục.
+ Phối hợp: Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường , hội phụ huynh , cha
mẹ học sinh. Không nên giáo dục bằng lí thuyết mà phải nêu gương điển hình để các em học tập.
2. Khuyến nghị.
Vậy phải làm thế nào để luôn hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh, để thành công trong giáo dục đạo đức học sinh. Qua quá trình áp dụng đề tài này tôi thấy để đạt hiệu quả cao:
2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng.
- Tạo mọi điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh .
2.2. Đối với địa phương
- Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con em họ có điều kiện đến trường
- Quản lý chặt chẽ các điểm vui chơi giải trí.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Xây dựng môi trường thôn xóm lành mạnh có văn hóa.
2.3. Đối với gia đình
- Cần theo dõi, quản lý việc học tập của con em mình, tránh tình trạng học sinh đi học mà không tới lớp.
32
- Tạo cho con em mình có thời gian đầu tư vào việc học tập, thường xuyên quan tâm, an ủi động viên con cái trong học tập.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên và nhà trường để biết được tình hình học tập của con em mình.
- Trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
2.4. Đối với giao viên
- Dành thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, học hỏi đồng nghiệp, đặc biệt những giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế để có biện pháp xử lí kịp thời các tình huống của học sinh
- Đối mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, trách
nhiệm với nghề với học sinh.
- Mỗi chúng ta phải không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới PPDH và tư tưởng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh.
- Trong qúa trình làm công tác chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch cụ thể, cân nhắc kỹ trước khi đưa ra những biện pháp giáo dục tránh nóng vội hiệu quả không cao. Tôi nghĩ rẳng mỗi chúng ta khi đưa ra những biện pháp giáo dục trên cơ sở tình thương trách nhiệm rành cho các em.
- Không gây áp lực đối với học sinh, thay vào đó là động viên khuyến khích, tạo những nhân tố tích cực để học sinh tự giác, phát huy hết khả năng tư duy của các em trong học tập và rèn luyện đạo đức.
2.6. Đối với học sinh
- Thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận về việc học tập, rèn luyện hình thành đạo đức của bản thân .
- Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn
Kính thưa các thầy, cô: Thực ra những vấn đề tôi đã đề cập đến là kiến thức rất
cơ bản, nhưng được đúc rút từ kinh nghiệm tích lũy, kiến thức liên quan đến thực tế, qua quá trình giáo dục đạo đức học sinh của bản thân còn đối với các em học sinh đó là những điều muốn tìm hiểu và muốn có lời giải thỏa đáng.
33
Mục đích sáng kiến kinh nghiệm của tôi không phải dùng toàn bộ nội dung để áp dụng một cách máy móc vào quá trình làm công tác chủ nhiệm mà nó như một tư liệu để đồng nghiệp cùng tham khảo, ứng dụng vào thực tiễn cũng như góp ý trao đổi sâu hơn để có phương pháp dạy học, giáo dục học sinh thật chủ động, tích cực khi làm công tác chủ nhiệm. Nhân đây tôi cũng rất mong các thầy cô có kinh nghiệm đưa ra những kiến thức, kinh nghiệm của mình để cùng chia sẻ, học tập góp phần phục vụ công tác ngày một tốt hơn.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bônđưrep, 1982, Người Giáo viên chủ nhiệm, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí
Minh.
2. GS Nguyễn Minh Thuyết, “Người thầy – người bạn lớn”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, trang Văn hóa – Giáo dục.
3. Phạm Thị Hải Anh, Thanh Thủy, “ Giáo dục đạo đức cho học sinh”, “Giáo viên chủ nhiệm – Chiếc cầu nối đa chiều”, nguồn Giáo dục và Đào tạo online.
35
MỤC LỤC
Trang
Phần một: TÓM TẮT SÁNG KIẾN...2
Phần hai: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ...5
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU... ..6
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...6
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...7
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LÍ LUẬN...8
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...8
2.2.1 Khách quan... ...9
2.2.2 Chủ quan...9
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1.Đối với giáo viên chủ nhiệm sau khi nhận lớp chủ nhiệm... 11
2.3.2.Xây dựng môi trường giáo dục (lớp học)...13
2.3.3. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp...17
2.3.4. Biện pháp giáo dục tâm lí...18
2.3.5. Biện pháp giáo dục bằng tập thể...21
2.3.6. Kết hợp với phụ huynh học sinh...23
2.3.7. Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn...24
2.3.8. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường...25
2.4.Hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn...27
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận ...29 2 Khuyến nghị...30 36 36
37