Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship (Trang 47 - 54)

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp dùng tài khoản 622. Tài khoản 622 mở chi tiết cho từng tàu:

TK62201,62202,62203…chi tiết theo từng tàu Hùng Vương01, tàu Hùng Vương 02, tàu Nam Định,…

• Chứng từ sử dụng:

- Bảng phân bổ quỹ lương

- Bảng phân bổ các khoản trích theo lương - …

• Trình tự hạch toán:

(1) Căn cứ vào bảng phân bổ lương tháng, kế toán ghi:

Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp ( chi tiết cho từng tàu). Có TK 344: phải trả công nhân viên.

Ví dụ: căn cứ vào bảng phân bổ quỹ lương cho các tàu tháng 1/2009.

Bảng biểu số 06: Bảng phân bổ quỹ lương T01/09.

BẢNG PHÂN BỔ QUỸ LƯƠNG THÁNG 1 NĂM 2009.

Số thứ tự Tên tàu Tổng số QL T1/2009 1 Hùng Vương 01 261.145.505 2 Hùng Vương 02 414695.487 3 Nam Định 4.381.682 4 Ninh Bình 533.144.130 5 Hưng Yên 306.902.207 6 Hà Giang 310.239.334 7… … … Tổng cộng 6.209.974.811

Kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 62201: 261.145.505 - chi phí nhân công trực tiếp ( chi tiết tàu Hùng Vương 01).

Có TK 3341: 261.145.505 - phải trả công nhân viên.

(2) Trên cơ sở tiền lương, phụ cấp phải trả kế toán tiến hành trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước:

+ tỷ lệ trích của BHXH: 15% tổng lương thực tế được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 5% trừ vào lương của nhân viên. + tỷ lệ trích của BHYT: 2% tổng lương thực tế được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1% trừ vào lương của nhân viên.

+ tỷ lệ trích của KPCĐ: 2% tổng lương thực tế được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ tỷ lệ trích trợ cấp thất nghiệp: 1% tổng lương thực tế tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hạch toán như sau:

Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng tàu). Có TK 338: phải trả, phải nộp khác.

TK 3382: Kinh phí công đoàn. TK 3383: bảo hiểm xã hội.

TK 3384: bảo hiểm y tế.

TK 3388: bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN vào giá thành tháng 1/2009:

Bảng biểu số 7: Bảng phân bổ BHYT, BHXH, KPCĐ T01/09.

STT Tên tàu Tổng số phân bổ 15%BHXH 2%BHYT 2%KPCĐ 1%BHTN 1 Hùng Vương 01 261.145.505 10.761.289 1.434.839 3.656.037 717.419 2 Hùng 414.695.487 14.259.004 1.901.200 5.805.737 950.600

Vương 02 3 Nam Định 4.381.682 9.418.500 1.255.800 61.344 627.900 4 Ninh Bình 533.144.130 14.405.605 1.920.747 7.461.018 960.374 5 Hưng Yên 306.902.207 14.381.673 1.917.556 4.296.631 968.778 6 Hà Giang 310.239.334 14.769.350 1.900.247 4.343.351 984.623 … … … … Tổng cộng 6.209.974.811 262.097.38 5 34.946.318 86.939.649 17.473.159 Kế toán ghi:

Nợ TK 62201: 10.761.289 ( chi tiết tàu Hùng Vương 01) Có TK 3383: 10.761.289

Nợ TK 62201: 1.434.839 ( chi tiết cho tàu Hùng Vương 01). Có TK 3384: 1.434.839

Nợ TK 62201:717.419 ( chi tiết cho tàu Hùng Vương 01) Có TK 3388: 717.419 ( BHTN). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 62201: 3.656.037( chi tiết cho tàu Hùng Vương 01) Có TK 3382: 3.656.037

Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng tàu). Có TK 111,112…: tiền mặt, tiền gửi…

(4) Cuối kỳ, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định chi phí sản phẩm dịch vụ.

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có Tk 622: chi phí nhân công trực tiếp.

Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, tiến hành định khoản trên máy. Máy tự động lên sổ chi tiết, sổ nhật ký chung và vào sổ cái.

2.3Kế toán chi phí sản xuất chung.

Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán tại công ty sử dụng tài khoản 627, tài khoản mở chi tiết cho từng tàu.

(1) Kế toán khấu hao tải sản cố định:

Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng - khấu hao theo mức trung bình năm.

Công thức tính: Mức khấu hao (năm)

Nguyên giá tài sản cố định =

Thời gian sử dụng Mức khấu hao

(tháng) =

Mức khấu hao năm 12

- Nguyên giá tài sản cố định: được xác định bằng toàn bộ chi phí phải bỏ ra từ khi mua đến khi sẵn sàng đưa vào sử dụng. - Thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định còn

phải căn cứ vào quyết định của ban giám đốc và các phòng ban có trình độ chuyên môn về tài sản cố định: phòng khoa học kỹ thuật. Ngoài ra việc xác định còn phải căn cứ vào quyết định 206/2003/QĐ-BTC (ngày 12/12/2003) của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định.

Kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tháng, kế toán ghi: Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung ( chi tiết cho từng tàu). Có TK 214: khấu hao tài sản cố định.

Ví dụ:

Căn cứ vào bảng khấu hao tháng 1, kế toán ghi:

Nợ TK 62701: 165.853.433 chi phí sản xuất chung – chi tiết cho tàu Hùng Vương 01.

Có TK 214: 165.853433 khấu hao tài sản cố định.

Bảng biểu số 8: Bảng khấu hao tàu T01/09

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀU T01/09 STT Tên tàu Năm đưa vào sử dụng Thời gian sử dụng

Nguyên giá Mức khấu hao năm Mức khấu hao T01/09 1 Hùng Vương 199 0 25 49.756.029.970 1.990.241.196 165.853.433

01 2 Hùng Vương 92 1990 22 32.536.122.50 0 1.478.914.659 123.242.888 3 Nam Định 1995 19 24.156.566.123 1.271.398.217 105.949.851 … … … …

(2) Kế toán chi phí sửa chữa tàu: - Sửa chữa lớn:

Đối với chi phí sửa chữa lớn tàu khi phát sinh thường rất lớn nên mặc dù chưa phát sinh trong kỳ nhưng do yêu cầu quản lý, doanh nghiệp phải tiến hành trích trước vào chi phí trong kỳ đảm bảo cho giá thành dịch vụ không đột biến tăng khi những khoản chi phí này thực sự phát sinh. Hàng tháng căn cứ vào bảng trích trước chi phí sửa chữa lớn của các tàu tiến hành hạch toán:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng tàu). Có TK 335: chi phí phải trả (chi tiết cho từng tàu).

- Sửa chữa thường xuyên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi các khoản chi phí phát sinh, căn cứ vào phiếu chi thanh toán kế toán tiến hành hạch toán:

Nợ TK 62701: chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng tàu). Có TK 111,112…

(2) Kế toán chi phí bảo hiểm:

Đối với chi phí bảo hiểm thường phát sinh một lần lớn liên quan đến nhiều kỳ kế toán:

- Khi mua bảo hiểm:

Nợ Tk 1111,1121…: tiền mặt VNĐ, tiền gửi VNĐ…

- Hàng tháng, kế toán tiến hành trích vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng tàu).

Có TK 142: chi phí trả trước.

(3) Kế toán phí: phí cảng, phí kiểm đếm…

Căn cứ vào phiếu chi kế toán tiến hành hạch toán:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng tàu). Có TK 1111,1121…: tiền mặt (VNĐ), tiền gửi VNĐ Có TK 1112,1122…: tiền mặt ngoại tệ

(4) Kế toán chi phí khác: chi phí vệ sinh hầm hàng, mua thuốc diệt gián cho đội tàu, tiền tiếp khách tàu…

Căn cứ vào các phiếu chi để hạch toán:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung (chi tiết cho từng tàu). Có TK liên quan: 1111,1121…

(5) Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:

Nợ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết cho từng tàu).

Có TK 627: chi phí sản xuất chung.

Trong tháng kế toán tiến hành theo dõi, tiến hành hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Máy sẽ tự động lên sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, sổ cái, nhật ký chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship (Trang 47 - 54)