4.2.1 Nhóm giải pháp về luật lệ, chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường theo hướng thống nhất, đồng bộ, minh bạch nhằm hướng đến mục tiêu tự do hóa dòng vốn đầu tư đồng thời bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nói chung rất e ngại khi đầu tư vào
Page 40 of 42
những nước có hệ thống luật pháp còn yếu, có nền tài chính không minh bạch và đồng bộ. Họ đặc biệt quan tâm đến những chính sách quản lý của Nhà nước, hệ thống luật pháp và tính ổn định của nó bao gồm chính sách về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất áp dụng cho các quỹ đầu tư), quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, luật về thị trường chứng khoán….
- Từng bước nâng cao tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đối với ngành ngề không trọng yếu, liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia thì không cần phải giới hạn tỷ lệ này; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.
- Xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh nghiệp và quản lý Nhà nước. Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mục quản trị và điều hành, các bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Cũng cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy định này. Bản thân các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ cũng phải tuân thủ các quy định này. Chính phủ đang có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị và tiến hành công bố thông tin theo các tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán cũng như công bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng nhằm tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tính hấp dẫn của các doanh nghiệp này trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
- Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn.
Page 41 of 42
- Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
4.2.2 Nhóm giải pháp về phát triển thị trường
- Phát triển quy mô thị trường niêm yết: tích cực đẩy mạnh công tác tạo hàng, khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện và có tiềm năng phát triển lên niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa và xây dựng cơ chế, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển; mục đích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm, vốn tư nhân nước ngoài.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư.
- Đầu tư cho việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
- Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế.
Page 42 of 42
4.2.3 Nhóm giải pháp khác
- Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính trong nước (bao gồm cán bộ lãnh đạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên) để tăng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiếp nhận, giải quyết và ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thu hút, tham gia và quản lý dònh vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
- Xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư, đây là công cụ hỗ trợ hết sức cần thiết trong bối cảnh kinh tế Việt nam, nó góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt nam trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế.
KẾT LUẬN
Va i trò to lớn của các dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư gián tiếp là không thể phủ nhận, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt na m. Trong bối cảnh mới, khi Việt nam đã là thành viên chính thức của WTO, và đang trên lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức này. Từ đây mở ra những vận hội mới kè m theo những thách thức mới cho Việt nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy việc làm sao để có thể tận dụng tối đa các vận hội mới, b iến nó thành sức mạnh, đồng thời đối phó với các thách thức theo cách khôn ngoan nhất là vấn đề cần được quan tâm.
Trên đây là những tìm hiểu về tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp tại Việt nam, cũng như t oàn cảnh thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay, trên cơ sở đó nhóm đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư gián tiếp tại Việt nam, một n guồn vốn đang có một ý nghĩa ngày càng to lớn. M ong rằng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ giúp cho Việt nam trong thời gian tới sẽ trở thành một môi trường đầu tư gián tiếp cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và Việt nam có thể thu hút và hấp thụ tốt lượng vốn đầu tư lớn phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.