TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Bức tranh của hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 29)

Trong năm 2011, ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là sự sáp nhập của các ngân hàng nhỏ. Đồng thời trong năm này, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành khá nhiều các chính sách, cụ thể:

- Ngày 15/12/2011, ban hành thông tư số 40/2011/TT- NHNN quy định việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

- Ngày 15/12/2011 ban hành thông tư số 42/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chứ tín dụng đối với khách hàng.

- Ngày 29/12/2011 NHNN ban hành thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Ngày 30/12/2011 NHNN ban hành thông tư số 45/2011/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.

Chính vì sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của NHNN mà trong năm 2011 đã có rất nhiều sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam:

- Lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến lên 30%-40%/năm tại một số thời điểm nhất định, lãi suất qua đêm đã chạm đến mức 20%/năm tuy nhiên phổ biến ở kì hạn trên 12 tháng có doanh số giao dịch không lớn.

26

- Ngày 06/12 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố hợp nhất ba ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa, BIDV với tư cách là đại diện ngân hàng Nhà nước tại ngân hang hợp nhất khẳng định hỗ trợ toàn diện đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.

- Ngày 24/12, NHNN điều chỉnh tỷ giá lần thứ 16 kể từ khi tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá qua 1% của Thống đốc. Tỷ giá cuối năm chốt ở mức 20.828 VND/USD.

- Tháng 12/2011, NHNN đã bơm ròng 16.428 tỷ đồng qua thị trường mở, lãi suất giao dịch tiếp tục được duy trì ở mức 14%/năm kể từ ngày 14/017/2011.

Sang đến Quý I năm 2012, NHNN hút ròng về 35.198 tỷ đồng. Tháng 3, lãi suất giao dịch trên thị trường có xu hương giảm rõ rệt so với 2 tháng trước đó. Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 1 tuần (2 kỳ hạn thường chiếm trên 60% giao dịch) hạ từ mức 12,54%/năm và 13,87%/năm xuống 11,23%/năm và 10,71%/năm.

Ngày 13/03/2012, chính thức hạ lãi suất huy động xuống 13%/năm, đồng thời hạ các lãi suất điều hành của NHNN bao gồm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, vay qua đêm 1%/năm.

Ngày 26/03 ban hành Thông tư 06 cơ chế cho vay đặc biệt đối với các TCTD không có khả năng chi trả.

Theo thông tư 04/2010/TT-NHNN thì NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội đạt được thỏa thuận sáp nhập với NHTMCP Nhà Hà Nội.

Mùa Đại hội đồng cổ đông các ngân hàng nóng vấn đề sáp nhập. Nhiều ngân hàng đánh giá đó là cách giúp ngân hàng nhanh chóng mở rộn thị phần, tăng quy mô; tuy nhiên cần được xem xét cẩn trọng và dừng lại ở ý tưởng.

27

Sang đến quý 3, ngày 23/8 NHNN ban hành thông tư 24 yêu cầu các TCTD không được thực hiện vay àv cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các TCTD khác, trừ trường hợp đặc biệt. Trước đó, thông tư số 21 được ban hành và có hiệu lức từ ngàu 01/9 quy định TCTD sẽ không được tiếp tục tham gia thị trường nếu có nợ quá hạn trên 10 ngày. Qua những kiểm soát gắt gao của NHNN như vậy cho thấy sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, là cốt lõi của nền kinh tế mặc dù Thủ tường chính phủ khằng định Việt Nam không cần vay ASEAN+3 hay IMF để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay.

Sang đến tháng 10 vừa qua lại có hai ngân hàng được chấp nhận sáp nhập là HD Bank và Đại Á Bank. Trong khi đó NHNN lại tiếp tục đưa ra các thông tư mới nhằm kiểm soát hệ thống ngân hàng gắt gao hơn trong hoạt động ủy thác, và các quy định xử phạt khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

28

KT LUN

Đến thời điểm này, hệ thống các TCTD vẫn là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính Việt Nam. Mặc dù trong thời gian qua, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, vẫn còn đó những bất cập trong việc thực hiện các chức năng quản trị rủi ro và phân bổ nguồn vốn, và chi phí giao dịch còn khá cao hoặc chưa hợp lý khi xét riêng biệt từng loại chi phí giao dịch.

Việc nhận diện rõ các bất cập, các vấn đề yếu kém tại mỗi TCTD cũng như tiềm ẩn trong hệ thống là điều kiện cần để Ban điều hành của mỗi TCTD xây dựng chiến lược, chương trình hành động hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững; đồng thời, để Chính phủ, NHNN đề ra những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm điều chỉnh lại quá trình phát triển của hệ thống các TCTD. Ban điều hành của mỗi TCTD, nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban lãnh đạo cấp cao cần có trình độ, kinh nghiệm và cả đạo đức nghề nghiệp để nhận thức rõ và thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản trong quản lý điều hành. Bên cạnh đó, Chính phủ, NHNN cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng.

29

Danh mc tài liu tham kho

1. TS.Hoàng Công Gia Khánh, tóm tắt bài giảng Tiền Tệ Ngân hàng

2. TS.Nguyễn Chí Thành, Cũng cố và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh mới

3. Cafef.vn, Báo cáo tài chính – kinh tế 4. Sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Bức tranh của hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)