a) Sự ăn mònthép cabon
1.3.6. Giới thiệu một số cây trồng có tiềm năng dùng làm ức chế ăn mòn kim loạ
ở Thái Nguyên
Cây chè [12,13] có tên khoa học là Camellia sinensis L. thuộc họ theaceate,
chi camellie . Trong tiếng latinh các danh pháp khoa học cũ còn có tên là Thea bohea
và Thea viridis. Cây chè có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á nhưng ngày nay
được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi. Hiện nay, diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên trên 16.746 ha chè [14].
Cây chè là thức uống lí tưởng và có giá trị dược liệu: caffein và một số
alkaloid có trong chè có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm tinh thần minh mẫn, nâng cao tinh thần làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng. Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh như: tả, lỵ, thương hàn. Catechin chè có tác dụng làm chắc mao mạch rất tốt. Nước chè xanh cũng có ảnh hưởng tích cực tới tình trạng chức năng của hệ
thống tim mạch, sự trao đổi muối, nước, tình trạng chức năng hô hấp và sự trao đổi vitamin C. Một tác dụng đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống chất phóng xạ, điều này được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất stronti (Sr) 90 là một đơn vị phóng xạ nguy hiểm.
Hình 1.10: Cành, lá, hoa và quả chè [13].
Thành phần chủ yếu trong lá chètheo [12] gồm có:
-Tanin (flavonoit): Hay là hợp chất phenol, trong đó 90% là dạng catechin. Tỉ lệ
các chất trong thành phần hoá học của tanin chè thay đổi theo giống, theo mùa, theo tuổi chè.
+ Dạng tan trong este: phân tử lượng 320-360 đvC.
+ Dạng tan trong nước hoặc axeton: phân tử lượng 420- 450 đvC.
+ Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để xử lí mới có thể hoà tan được trong dung dịch).
Yếu tố cấu trúc cơ bản đặc trưng cho lớp này là sự có mặt ít nhất một nhân benzen liên kết với nhóm hidroxy ở dạng tự do hoặc liên kết với nhóm chức khác chứa este, ete… Đa số các hợp chất phenol chia làm ba nhóm theo cấu trúc bộ khung cacbon của chúng.
Để chiết các flavonoit thường sử dụng dung môi là cồn 80% hoặc 60% (etanol, metanol). Các dung môi ít phân cực sẽ thuận lợi cho việc chiết aglycon (dạng tự
do).
HO
2 R = OH, R' = H : (-)-Epigallocatechin (EGC)
3 R = H , R' = gal: (-)-Epicatechin-3-gallate (ECG)
4 R = OH, R' = gal: (-)-Epigallocatechin-3-gallate (EGCG)
Hình 1.11: Các dẫn xuất catechin thường có trong lá chè xanh [13] - Alkanoid: Trong chè có nhiều loại alkanoid nhưng nhiều nhất là caffein (35%). Caffein chỉ là một kiềm yếu.
Caffein còn được gọi là trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine hay 1,3,7-trimethylxanthine, thuộc loại canthin alkaloid, có nhiều trong các hạt caphee, lá chè và khoảng gần 100 loài cây khác với lượng nhỏ.
Công thức hóa học caffein là C8H10N4O2 và công thức cấu tạo trên hình 1.12. Caffein hoà tan trong nước với tỉ lệ 1/46, dễ hoà tan trong dung môi clorofoc. Caffein tác dụng lên hệ thần kinh trung tâm và gây hưng phấn, kéo dài trạng thái tỉnh táo.
Hình 1.12: 3 Cấu trúc hóa học caffein [15] 3
CH3
-Protein và axit amin : Protein phân bố không đều ở các thành phần của búp chè và thay đổi theo giống, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Khi protein kết hợp với tanin tạo hợp chất không tan làm vị chát và đắng giảm đi. Ngày nay người ta tìm thấy trong chè có 17 axit amin. Các axit amin cùng với đường và tanin tạo alkaloid có mùi thơm của chè và làm chè xanh có dư vị tốt.
-Gluxit: có lượng hoà tan rất ít, nhưng lượng không hoà tan nhiều. Đường hòa tan kết hợp với protein hoặc axit amin tạo hợp chất thơm tạo ra hương vị chè.
-Pectin: trong chè, pectin thường ở dạng hoà tan trong nước, tan trong axit oxalic, tan trong amoni oxalat, pectin cũng tham gia vào tạo hương vị chè.
-Dầu thơm : Có rất ít dầu thơm trong chè, hàm lượng trong lá chè tươi là 0,007- 0,009%. Hàm lượngdầu thơm tăng dần ở nơi có địa hình cao, ở lá non chứa ít hương thơm.Tác dụng của dầu thơm là kích thích thần kinh trung ương làm tinh thần minh mẫn và thoải mái, dễ chịu nâng cao hiệu suất làm việc của các cơ trong cơ trong cơ
thể.
-Vitamin : Có nhiều loại vitamin trong chè, thường gặp là vitamin A, B1, B2, PP, C -Men : Trong búp chè non có hầu hết các loại men nhưng chủ yếu có hai loại chính:
N N N N CH H C O O
+ Nhóm thuỷ phân: men amilaza, glucôxydaza, proteaza và một số men khác. + Nhóm ôxy hoá khử: chủ yếu là hai loại men perôxydaza và oliphenolôxydaza.
Cây thuốc lá
Tên khoa học của cây thuốc lá là Nicotiana Tabacum L. thuộc chi nicotana
L., loài N tabacum L. Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ
của Christopher Columbus. Cây thuốc lá thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng ôn đới ẩm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới nên có mặt hầu như khắp thế giới [16]. Tại Việt Nam, cây thuốc lá được trồng rải rác ở các vùng đông bắc, đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn. Gia Rai, Ninh Thuận, Tây Ninh.... Thái Nguyên hiện nay có khoảng 200 ha diện tích trồng cây thuốc lá, tập trung chủ yếu tại Huyện Võ Nhai [14].
Cây thuốc lá có giá trị về dược liệu. Trong lá của cây thuốc lá chứa interleukin-10. Đây là loại chất có tác dụng chống viêm và miễn dịch. Số lượng interleukin-10 trong cây thuốc lá rất lớn. Do đó bệnh nhân có thể dùng trực tiếp loại
lá này để điều trị bệnh mà không cần qua tinh chế hay chiết xuất. Ngoài ra cây thuốc lá còn có tác dụng cầm máu; chữa rắn rết, côn trùng cắn. Thuốc lá hay được dùng chữa bệnh cho gia súc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Thành phần hóa học chính của thuốc lá gồm:
-Alkaloid: Nicotin là alcaloit chủ yếu của thuốc lá, tồn tại ở dạng muối kết hợp với axit limonic. Nicotin dễ tan trong nước, dung dịch có tính bazơ mạnh, kích thích thần kinh, liều gây độc là 1 ÷ 4mg, liều gây chết là 80mg. Nicotin bị hấp thụ mạnh bởi than hoạt tính và các loại đầu lọc.
Ngoài ra trong thuốc lá còn có một số alkaloid có cấu trúc hóa học tương tự như
Nornicotin; nicotyrin; anabazin; N - metylanabazin, nicotelin...:
-Các axit hữu cơ: Hàm lượng tổng số các axit hữu cơ trong thuốc lá là 12 ÷ 16% + Axit bay hơi: formic, axetic và butyric,...
+ Axit không bay hơi: oxalic, sucxinic và fumaric,... + Ôxy axit không bay hơi: malic, xtric,...
+ Axit vòmg thơm: clorohenic, cofenic và quinic,...
-Các chất nitơ không phải alkaloid: protein, amin và amit, nitrat, ammoniac và các bazơ nitơ khác (trừ nicotin).
-Các nguyên tố khoáng và gốc khoáng: Các nguyên tố khoáng và gốc khoáng trong thuốc lá khá đa dạng, trong đó đáng kể nhất là các muối nitrat của K, Ca, Mg. -Các hợp chất hoá học có khả năng hoạt động điện: Người ta đã xác định được
trong thuốc lá có chứa ít nhất 2549 thành phần, tập trung một lượng lớn các alkanoid mà thành phần chính là nicotin, các axit béo và các hợp chất chứa nguyên tử N, O, S, các polihidrocacbon thơm. Những hợp chất này có chứa các nhóm hoạt
động hay các cấu trúc hoá học mà chúng có thể tham gia hoạt động điện hoá. Sự
cô vừa phải dịch chiết thuốc lá sẽ thu được các hợp chất có khả năng hoạt động
Kết quả thực tế cho thấy khi cô một lượng vừa đủ dịch chiết có trong sản phẩm thuốc lá thì trong các hợp chất thu được, hợp chất của axit cacboxylic và các hợp chất chứa nitơ chiếm tỉ lệ lớn: Axit malic (C4H6O5), Axit fumalic (C4H4O4),
Axit citric (C6H8O7), Axit asparagin (C4H8N2O3), Axit amino betain (C5H11NO2).
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM