tiếp theo năm tiếp theo:
Năm 2010 là năm còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế do tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường vàng trong nước và thế giới cũng biến động khôn lường
Bên cạnh những thuận lợi nhất định của công ty,cũng còn rất nhiều kho khăn chung,song với sự đồng lòng và quyết tâm của toàn thể cán bộ CBCNV,công ty sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2010 với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Tổng doanh số 5000 tỷ ( tăng 35% so với năm 2012 ).trong đó -Doanh số vàng miếng: 4909 tỷ đồng
-Doanh số nữ trang: 91 tỷ
Tổng Lợi nhuận trước thuế : 4.7 tỷ đồng
Đặc biệt năm 2010, công ty quyết tâm đưa tỷ suất lợi nhuận trên doanh số lên 0.25%
Công tác Maketting, phát triển thương hiệu: kế hoạch phát triển thêm 03 đại lý, xây dựng một trang chuyên doanh thông qua hệ thống thương mại điện tử
Dự kiến chia cổ tức cho cổ đông: 13%
Thu nhập bình quân của người lao động: 4.928 triệu đồng/người
Năm 2010 công ty đưa vào tiêu thụ loại sản phẩm vàng miếng 10K với giá thấp để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, dòng sản phẩm này đã nhanh chóng được thị trường đón nhận
Để hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 ,ngay từ bây giờ chúng ta phải đưa ra được kế hoạch cụ thể và những giải pháp thiết thực để phát huy những mặt tích cực tranh thủ tối đa những lợi thế của công ty hạn chế những mặt tồn tại và vướng mắc trong năm 2012 .
Bảng 3.1: Kế hoạch doanh thụ và lợi nhuận cho những năm tiếp theo
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn điều lệ Triệu đồng 24000 24000 24000
Doanh thu thuần Triệu đồng 4999550 6000000 7000000 Tổng chi phí Triệu đồng 4994850 5995100 6994900 Lợi nhuận trước
thuế
Triệu đồng 4700 4900 5100
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3525 3675 3825 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần % 0.071 0.062 0.055 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/VCSH % 14.23 14.54 14.64 Cổ tức % 13 13 13
* Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm – phát triển thị trường:
Tại Hà Nội
Duy trì hệ thống kênh phân phối bán hàng của Công ty là các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, tăng cường cơ sở vật chất cho các cửa hàng, tuyển chọn các nhân viên có năng lực và có kinh nghiệm lâu năm, có nghệ thuật bán hàng tốt. Duy trì các mối quan hệ tốt với các khách hàng. Mở rộng quảng bá thương hiệu, quảng cáo, hội chợ giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội.
Tại các tỉnh
Với 8 Đại lýchính thức và một loạt các đối tác là các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý mạnh tại địa phương, AJC Hà Nội đang có một hệ thống phân phối mạnh tại các tỉnh thành phía Bắc. Đây là kênh phân phối khá hiệu quả cho công ty vì thế cần phải duy trì tốt mối quan hệ với các bạn hàng này để mở rộng thêm thị trường tiêu thu
2.2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng
doanh thu của Tổng Công ty vàng Agribank - CTCP 2.2.1. Các giải pháp
2.2.1.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường: "Bao gồm quá trình hoạt động thu thập và xử lý một cách có hệ thống và toàn diện các thông tin về thị trường, giúp cho nhà kinh doanh nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình thị trường để có những quyết định đúng đắn tác động tới thị trường".
Việc đánh giá và lựa chọn đúng thị trường của mình là bước đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, giải quyết 2 trong 3 việc điều tra nghiên cứu thị trường với 2 hoạt động chính: Nghiên cứu thị trường (nhằm xác định quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường) và điều tra thị trường cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và khuyếch trương sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều đó cũng có nghĩa đưa mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của Công ty thành hiện thực.
Đối với Tổng Công ty vàng Agribank - CTCP, việc nắm bắt thông tin về thị trường khá tốt, nên đưa ra được các dự báo mang tính đón đầu của nhu cầu thị trường. Vậy Công ty cần phát huy và tăng cường hơn nữa để nắm chắc các thông tin cơ bản là các vấn đề thị trường sản phẩm, nhu cầu của dân cư, quy mô thị trường, mức thu nhập bình quân đầu người, tập quán tiêu dùng, điều kiện khí hậu địa lý, giá cả của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Các thông tin này muốn có phải thông qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
Vì vậy bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty sẽ phải trả lời các câu hỏi:
- Đâu là thị trường có triển vọng tốt nhất đối với mỗi sản phẩm của công ty?
- Công ty cần xử lý những vấn đề gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm của công ty như thế nào?
Muốn giải đáp những vấn đề trên, trước hết về quy mô thị trường công ty phải dự báo về số lượng khách hàng tiêu thụ với từng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, mức giá của công ty cung ứng trên thị trường, doanh số tiêu thụ và tỉ lệ chiếm lĩnh của công ty trên thị trường. Sau đó phải xác định được thị trường sản phẩm của công ty, tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm ở mỗi khu vực thị trường ra sao?
Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên bộ phận nghiên cứu sẽ xác định được các yếu tố đó, xác định thị trường tiêu thụ và đề ra các quyết định như kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đánh giá xem mức độ chi phí kinh doanh có phù hợp và được thị trường chấp nhận hay không. Dựa vào đó để có những biện pháp thích hợp giảm khoản mục có liên quan đến chi phí. Nhất là chi phí để bảo quản và vận chuyển, kế hoạch hoá tiêu thụ. Đối tượng khách hàng cần mua với khối lượng là bao nhiêu, loại mặt hàng nào? mức giá nào sẽ được thị trường chấp nhận? phương pháp giao hàng và phương pháp thanh toán nào được người mua cho là phù hợp?
Công ty đã có phòng Maketting chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường vì thế phải có chiến lược hoạt động cụ thể để đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty.
Từ việc nghiên cứu thị trường và dự báo nhu cầu thị trường một cách chính xác, công ty sẽ lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sát với thị trường .
* Một số công việc quan trọng khi nghiên cứu thị trường
Là phải nghiên cứu và hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ.
Để giành chiến thắng trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp không những chỉ biết phát huy thế mạnh của mình mà còn phải biết những điểm mạnh, điểm yếu cũng như chính sách của đối thủ cạnh tranh để có những đối sách hợp lý. Để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, công ty cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách bài bản và kỹ lưỡng.
• Xác định chiến lược, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh
Trước tiên và quan trọng đối với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là xác định chiến lược của những đối thủ cạnh tranh gần nhất, những đối thủ cùng hoạt động trên một thị trường mục tiêu như công ty.
Để xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty cần phải theo dõi mọi biến động của họ về giá cả, sản phẩm, các hoạt động khuyếch trương kích thích tiêu thụ… để xem họ tăng hay giảm giá, mở rộng hay thu hẹp danh mục sản phẩm, có xâm nhập thị trường mới hay không. Từ đó công ty cần phán đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, xác định mục tiêu của họ là lợi nhuận hay thị trường. Công ty cần đặc biệt chú ý tới những đối thủ cạnh tranh có mục tiêu là mở rộng thị trường vì những đối thủ này sẽ tìm mọi cách để mở rộng thị trường của họ và điều đó có thể thu hẹp thị trường của công ty
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường công ty có thể nắm được cơ hội
và khẳng định vai trò của mình
Năm 2012 khá đặc biệt, kinh tế toàn cầu rơi vào khó khăn từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường vàng biến động mạnh nhất trong lịch sử. Nhiều biến động mạnh đi cùng với nhiều rủi ro, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội. Trong năm đầy biến động đó, giá vàng thế giới đánh dấu mốc cao nhất từ trước tới nay ở mức 1.226,1 USD/oz. Giá vàng trong nước cũng tăng rất mạnh; cuối năm 2012 so với tháng 12/2011, giá vàng đã tăng 64,32%. Giá vàng trong nước đã tăng bằng 986,5% so với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (6,52%) và bằng 601% so tỷ giá USD (10,7%). Công ty đã tận dụng đựợc sự sôi động của thị trường vàng lúc đó làm tăng sản lượng tiêu thụ cho
công ty, góp phần tăng doanh thu. Như vậy chỉ khi nghiên cứu thị trường thì công ty mới tạo được thế chủ động, ứng phó kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hơn nữa còn có thể đi trước để chủ động cạnh tranh. Bên cạnh những biến động mạnh xuất phát từ thị trường thế giới, trong nước, những yếu tố nội tại cũng đặt các doanh nghiệp kinh doanh vàng trước áp lực cạnh tranh lớn. Đó là sự ra đời và mở rộng ảnh hưởng của những nhà sản xuất, những thương hiệu nữ trang mới. Bản thân AJC Hà Nội cũng đã tiên liệu được những chuyển động này.
Tiếp tục chủ động đầu tư cho thương hiệu, năng lực sản xuất và hệ thống đại lý, năm 2012 cũng cho thấy những giải pháp mà AJC đề ra đã phát huy hiệu quả để tạo những con số kỷ lục trong kết quả kinh doanh. Nếu hoạt động sản xuất vàng miếng là thế mạnh tuyệt đối trên thị trường hiện nay, thì mảng nữ trang cũng đang cho thấy những bước đi năng động của AJC. Điển hình là kế hoạch đưa ra thị trường những mẫu nữ trang mới, tung ra loại sản phẩm 10 lượng vào năm 2010 với giá thấp để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Kế hoạch này bước đầu đã thành công, một lần nữa AJC đi trước để chủ động khi đưa ra sản phẩm lần đầu tiên có trên thị trường: thỏi vàng AJC 10 lượng, sản phẩm chiến lược vừa tạo sự cạnh tranh mới, vừa mang tính định hướng trong giao dịch…
• Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Bước tiếp theo là tiến hành thu thập các số liệu về đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện công việc này, công ty cần cử người theo dõi những biến động về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty có thể thu thập số liệu từ báo chí, từ các báo cáo, luận văn về các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, công ty còn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua điều tra nghiên cứu thị trường hay sử dụng các mối quan hệ của nhân viên trong công ty nhưng việc tiến hành phải hết sức cẩn thận và tế nhị.
Những thông tin trên là rất cần thiết với Công ty trước khi đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao
2.2.1.2-Tăng cường công tác quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng sản phẩm: Là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, đề ra nhiệm vụ phải làm cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.
Chất lượng của sản phẩm tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chất lượng sản phẩm cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm lớn. Thương hiệu vàng AJC uy tín hàng đầu, chất lượng đỉnh cao phải ngày càng giữ vững thế mạnh này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Chất lượng vàng phải được đảm bảo, mẫu mã đựơc cải tiến nâng cao hơn phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng của thị trường. Đặc biệt khi nền tế ngày càng phát triển, cuộc sống luon vuơn tới sự hoàn mỹ, trang sức là thứ quý giá sẽ làm tăng thêm giá trị cho con người
* Nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm
Để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, ngoài biện pháp kỹ thuật, quản lý chất lượng như đã trình bày ở trên còn có một số biện pháp sau:
+ Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế:
Giai đoạn thiết kết đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ chất lượng, thiết kế tác động trực tiếp đến chất lượng của mỗi sản phẩm. Chất lượng ở khâu thiết kế thường là chất lượng mang tính kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, ở khâu thiết kế Công ty cần chuyên môn hoá những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này ngày càng phản ánh chất lượng với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng được nhu cầu khách hàng + Thích ứng với khả năng của Công ty + Đảm bảo tính cạnh trạnh
+ Tối thiểu hoá chi phí.
Đối với Công ty, công tác thiết kế sản phẩm mới càng trở nên quan trọng. Các công thức pha trộn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã kích thước hình dáng cần được nghiên cứu cẩn thận và chi tiết. Thiết kế các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đưa ra các thông số rõ ràng để các xưởng sản xuất dễ dàng thực hiện đồng thời thuận tiện trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất dựa trên các thông số đó.
* Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng:
Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, địa điểm và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục với chi phí tối ưu nhất. Để thực hiện được yêu cầu trong khâu cung ứng, Công ty cần chú trọng đến những nội dung chủ yếu sau:
- Lựa chọn người cung ứng có khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng vật tư nguyên liệu.
- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng - Thoả thuận về phương pháp thẩm tra, xác minh
- Xác minh các phương án giao nhận
- Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết những khiếm khuyết, trục trặc.
Giải quyết tốt công tác cung ứng các yêu cầu mà khâu thiết kế đặt ra.
* Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất và khâu mua vàng
Trong quá trình sản xuất, cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất các công đoạn, quản lý tốt nguyên vật liệu. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong các công đoạn sản xuất gây ảnh
hưởng đến chu trình sản xuất, chậm tiến độ sản xuất, không đáp ứng đủ nhu