CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) vận dụng phương pháp toán học nghiên cứu hàm tiêu dùng ở việt nam giai đoạn 1990 2000 (Trang 44 - 47)

5.1 So sánh giữa các mô hình ước lượng hàm tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 1990 - đến nay : đoạn 1990 - đến nay :

Để thực hiện sự so sánh giữa các mô hình tiêu dùng đề cập ở trên, ta chọn:

- Giai đoạn so sánh từ 1991 - 1998 vì trong một số mô hình có sử dụng

biến sai trễ, do đó trong năm 1990 không có nguồn số liệu tương ứng.

- Căn cứ vào sai lệch giữa mức tiêu dùng thực tế và mức tiêu dùng được

tính toán dựa vào mô hình, cụ thể là tổng biến phân thặng dư RSS. Mô hình phù hợp sẽ cho RSS nhỏ nhất.

- Mô hình phải được ước lượng chính xác, nghĩa là thỏa mãn tốt các giả

thiết của phương pháp OLS. Ta có bảng tóm tắt sau : (bảng B.7) Hàm Biến giải thích RSS R2 SE (4.1) NIt 42,112,922.294 0.9990591 2513.082373 (4.2) NIt 48,570,519.448 0.9997029 1459.165141 (4.3) NIt, NIt-1 31,183,298.562 0.9990956 2497.330516 (4.4) NIt, NIt-1 38,463,752.437 0.9998098 1234.226856 (4.5) NIt, Ct-1 34,307,544.334 0.9990050 2619.448198 (4.6) NIt, Ct-1 40,814,371.736 0.9998383 1137.847787 (4.7) NIt, CPIt 30,988,517.670 0.9993403 2272.843250 (4.8) NIt, CPIt 37,069,643.033 0.9999204 827.189021

Nhận thấy tất cả các hàm hồi quy đều có hệ số xác định cao, tức là mô hình hồi quy đề xuất tỏ ra khá phù hợp. Tuy nhiên việc bỏ qua quan sát

năm 1996 một mặt làm giảm giá trị sai số tiêu chuẩn của mô hình, nhưng lại làm tăng chênh lệch giữa thực tế và giá trị ước lượng lý thuyết khi so sánh cùng một dạng hàm. Mô hình hồi quy theo thu nhập NIt và chỉ số giá tiêu dùng CPIt tỏ ra sát với số liệu thực hơn cả. Tuy vậy, khi vận dụng các mô hình, ta nên chú ý những ưu nhược điểm của những mô hình này.

• Hàm tiêu dùng theo quan điểm Keynes : (4.1) và (4.2)

- Ưu điểm : hàm (4.1) thỏa mãn tốt các giả thiết của phương pháp OLS,

điều này phản ánh mức thu nhập hiện thời có vị trí quan trọng đối với tiêu dùng và hàm hồi quy xây dựng phản ánh tốt mối quan hệ này.

- Hạn chế : RSS, SE cao do trong mô hình chỉ mới đề cập tới vai trò của

một biến số kinh tế là thu nhập hiện thời mà thôi. Ngoài ra khi sử dụng hàm (4.2) thì vấn đề tự tương quan chưa sáng tỏ.

• Hàm tiêu dùng dưới giả thuyết thu nhập thường xuyên :

Đối với hàm (4.3) và (4.4)

- Ưu điểm : Hệ số xác định cao hơn, RSS và SE giảm chứng tỏ thu nhập

quá khứ góp phần lý giải cho vấn đề tiêu dùng hiện tại.

- Hạn chế : Do trong mô hình xuất hiện NIt và NIt-1 nên khó tránh khỏi

hiện tượng cộng tuyến, do đó việc kiểm định các giả thiết của phương pháp OLS bị ảnh hưởng, không rõ nét. Tuy nhiên vấn đề cộng tuyến theo đánh giá là không nghiêm trọng

Đối với hàm (4.5) và (4.6)

- Hạn chế : RSS và SE cao hơn khi so sánh với (4.3) và (4.4); do trong mô

hình có biến sai trễ nên khó tránh hiện tượng tự tương quan. Biến sai trễ trở thành biến không ngẫu nhiên.

• Hàm tiêu dùng theo quan điểm của tác giả : (4.7) và (4.8)

- Ưu điểm : RSS và SE thấp nhất khi so sánh tương ứng với các dạng hàm

khác, điều này có nghĩa là chỉ số giá là một biến số kinh tế có tác động đáng kể đối với vấn đề tiêu dùng. Mô hình này cũng thỏa mãn tốt các giả thiết của phương pháp OLS.

- Hạn chế : trong mô hình chưa tách biệt rõ vai trò của giá và lạm phát.

Phần hạn chế này một phần cũng là do số liệu điều tra được tính theo giá hiện hành, tức là đã bao hàm cả yếu tố lạm phát trong đó. Nếu sử dụng hàm (4.8) thì vấn đề tự tương quan cũng cần làm sáng tỏ thêm. Ngoài ra cũng cần thấy là ảnh hưởng của chỉ số giá đối với tiêu dùng cũng chưa được rõ nét vì trong những năm gần đây 1994 – 1997 giá cả ít biến động, phạm vi số liệu còn hẹp không thể hiện đầy đủ tác động của giá. Hơn nữa chỉ số giá sử dụng trong mô hình là chỉ số giá bình quân trong năm, và như vậy đã loại bỏ ảnh hưởng tương tác của giá theo mùa.

Nhìn chung việc bỏ qua quan sát năm 1996 tuy có ưu điểm là giảm sai số mẫu SE, nhưng hầu như làm mất tính ngẫu nhiên của chuỗi số liệu điều tra do đó khi kiểm định một số hàm đã không thỏa mãn giả thiết của phương pháp OLS. Theo quan điểm của tác giả, nên sử dụng mô hình (4.7) để ước lượng cho xu thế tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến nay vì những ưu điểm trội hơn so với những mô hình khác. Mặc dù sai số mẫu SE không phải là nhỏ nhất nhưng RSS là thấp nhất và tỏ ra thoả mãn tốt các giả thiết của phương pháp ước lượng.

5.2 Kết luận chung :

Trong phần trình bày ở trên đã đưa ra một số quan điểm về tiêu dùng và một số hàm tiêu dùng cụ thể áp dụng cho Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay. Người thực hiện đã cố gắng vận dụng các phương pháp toán để nhằm mục đích ước lượng mô hình tiêu dùng phù hợp nhất đối với tình hình của Việt Nam. Tuy nhiên do những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu điều tra, người thực hiện mới chỉ xây dựng được mô hình tiêu dùng với những biến số kinh tế trong phạm vi hẹp, chứ khó có thể đề cập hết mọi yếu tố tác động đến tiêu dùng. Song đề tài đã mang lại những kiến thức nhất định về kinh tế và việc ứng dụng một số phương pháp toán trong việc ước lượng các mô hình kinh tế. Vấn đề nghiên cứu của đề tài có một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia vì tiêu dùng được coi là động lực cho sản xuất phát triển. Đề tài cũng mang lại một khả năng ứng dụng lớn trong thực tiễn, đặc biệt là trong việc xây dựng các chính sách kinh tế tầm vĩ mô thông qua mối liên hệ giữa tiêu dùng và các chỉ tiêu kinh tế khác. Đề tài có thể được mở rộng thêm bằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu dùng đối với nền kinh tế và đề xuất chiến lược tiêu dùng quốc gia nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khi bước vào thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) vận dụng phương pháp toán học nghiên cứu hàm tiêu dùng ở việt nam giai đoạn 1990 2000 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)