31/12/1998 Thành phần

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

NHTM tại TPHCM

31/12/1998 Thành phần

Đơn vị tính : Tỷ đồng, %

31/12/1998Thành phần Thành phần

kinh tế Dư nợ Dư nợ Dư nợ

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp 14.394 16.865 2.471 17% 19.413 2.548 15% quốc doanh Hợp tác xã 105 114 9.000 9% 133 19 17% Cty TNHH, 6.988 8.939 1.951 28% 12.345 3.406 38% cổ phần, tư nhân Doanh nghiệp 10.811 12.019 1.208 11% 13.273 1.254 10% có vốn đầu tư nước ngoài Đối tượng khác 5.905 5.508 -0.397 -7% 6.052 0.544 10% Tổng cộng : 38.203 43.445 5.242 14% 51.216 7.771 18% 31/12/1999 Tăng(+), giảm(-) so với 31/12/1998 Tăng(+), giảm(-) so với 31/12/1999 31/12/2000

(Nguồn : Hội nghị tổng kết hoạt động Ngân hàng TP.HCM năm 1998, 1999, 2000)

* CN-NHNNg : Trong năm 2000, thị phần cho vay chiếm 24%. Chỉ riêng đối với khu chế xuất - khu công nghiệp, CN-NHNNg đã ký kết hợp đồng cho vay 82,1 triệu USD và đã giải ngân 27,8 triệu USD ( tương đương 403,4 tỷ đồng). CN-NHNNg sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của các tập đoàn, các công ty lớn...Bên cạnh đó CN-NHNNg có mạng lưới khách hàng rộng lớn trên khắp thế giới thông qua các NHNNg do đó sẽ thu hút được các công ty lớn trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Nhìn chung tình hình cấp tính dụng và đầu tư của các NHTM đối với các thành phần kinh tế tăng đều qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua. Tài sản Có của hệ thống NHTM đang tăng dần qua các năm

( xem Bảng 2.11). Điều này nói lên quy mô kinh doanh của hệ thống NHTM đang lớn dần theo thời gian.

* Những tồn tại và hạn chế :

Tài sản có của các NHTM còn quá thấp. Một trong những điều kiện ràng buộc đối với NHTMCP, NHLD khi cho vay tín chấp là phải có tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ cho vay dưới 5%. Tỷ lệ này là quá thấp so với thực trạng hoạt động cho vay của NHTM hiện nay.

Bảng 2.11 : Tỷ lệ sử dụng vốn cho vay và đầu tư/ tổng tài sản :

Đơn vị tính : tỷ đồng

C h ỉ t ie âu 3 1 /1 2 /1 9 9 8 3 1 /1 2 /1 9 9 9 3 1 /1 2 /2 0 0 0

T o ån g d ư n ơ ï c h o v a y

v a ø đ a àu tư ( a ) 3 8 .2 0 3 4 3 .4 4 5 5 1 .2 1 6

( Nguồn : Bảng cân đối kế toán của hệ thống NHTM tại Tp. HCM năm 1998, 1999, 2000) * Tình hình cho vay đối với khu công nghiệp - Khu chế xuất :

Mặc dù hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 2 khu chế xuất và 9 khu công nghiệp gồm khoản 420 doanh nghiệp hoạt động trong đó có 189 doanh nghiệp Việt Nam và 231 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nước ngoài là 1.067 triệu USD, tổng vốn đầu tư trong nước là 2.884 tỷ đồng. Đây là một tiềm năng to lớn trong việc cho vay của các NHTM. Hiện nay dư nợ cho vay ( bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi ra tiền tiền đồng) của hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM đối với khu chế xuất và khu công nghiệp rất thấp vào khoảng 964 tỷ đồng. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp trong khu chế xuất vẫn vay nước ngoài với lãi suất cao từ 8,5% đến 9,5%/năm và chiếm tỷ lệ dư nợ hơn 80% trong tổng dư nợ của khu chế xuất ! Trong khi đó hầu hết các NHTM đều đem gửi ngoại tệ ra nước ngoài để kiếm lời. Cuối năm 2000, số ngoại tệ gửi ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận (581 triệu USD quy đổi ra VND là 8.427 tỷ đồng) trong đó dẫn đầu là CN-NHNNg là 3.740 tỷ đồng (tương đương với 257,9 triệu USD) ; kế đến NHTMCP 2.529 tỷ đồng (tương đương với 174,3 triệu USD), NHTMQD 1.555 tỷ đồng (tương đương với 107,2 triệu USD), NHLD 603 tỷ đồng ( tương đương với 41,6 triệu USD). Tình trạng này kéo dài từ năm 1999 đến nay mặc dù NHNN đã dùng nhiều quy định để mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ.

Nguyên nhân :

+ Các doanh nghiệp này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thế gặp rất nhiều rắc rối trong làm thủ tục công chứng nên chưa đáp ứng được điều kiện đảm bảo cho các khoản vay tại NHTM.

+ NHTM và doanh nghiệp chưa chủ động thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau như hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình lập sổ sách kế toán, phương án sản xuất kinh doanh...

+ Lãi suất tiền gửi nước ngoài vẫn còn cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay trong nước nhưng lại hạn chế được rủi ro khi không thu hồi được nợ, hạn chế chi phí quản lý, chi phí thậm định cho vay...nên hầu hết các NHTM đã gửi ngoại tệ chưa cho vay được ra nước ngoài để hưởng lãi suất.

+ Tỷ giá USD/VNĐ biến động liên tục.

* Tình hình cho vay để phát triển nông nghiệp nông thôn :

Đến cuối năm 2000, dư nợ cho vay để phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.726 tỷ đồng, tăng 54,4% so với năm 1999 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 3,3% trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

+ Sự nhanh chóng của quy hoạch, đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp đã làm thu hẹp phạm vi hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nông dân. + NHTM chưa chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, trạm thuỷ điện... + Sản xuất nông nghiệp vùng ven TP.HCM hiện nay còn manh mún, cá thể, chưa có những mô hình trang trại quy mô lớn, thường gặp nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh.

+ Giá đất theo quy định của Nhà nước hiện nay còn quá thấp chưa hợp lý trong trường hợp tài sản đảm bảo là đất đai.

+ Sản phẩm nông sản chưa được trợ giá hợp lý, còn thiếu các chính sách, quy định bảo vệ giá nông sản dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm lớn hơn giá bán

ra thực tế trên thị trường, khiến người dân không tập trung đầu tư sản xuất.

* Tình hình cho vay phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ :

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế. Đến cuối năm 2000, tại TP. HCM có đến 5.499 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 5.834 tỷ đồng. Nhưng hiện nay chưa có những chế độ hợp lý nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích xuất khẩu...Có thể nói nếu các NHTM đáp ứng nhu cầu vay vốn của loại hình doanh nghiệp này thì dư nợ của toàn hệ thống sẽ tăng lên một cách đáng kể.

* Tình hình cho vay kích cầu và tiến độ giải ngân các dự án kích cầu còn chậm : Hiện chỉ có các NHTMCP tiếp cận các cơ quan, trường học, cá nhân để cho vay sinh hoạt tiêu dùng, mua nhà, sửa nhà, mua xe vv...Việc giải ngân các dự án kích cầu còn chậm là do hồ sơ, các thủ tục dự án còn thiếu, thời gian đấu thầu bị kéo dài, trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế...

* Quy chế cho vay đồng tài trợ chưa phát huy hết hiệu quả trong quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng cho các dự án trung và dài hạn : Do các điều kiện về hiệu quả đầu tư, lãi suất cho vay, kết quả đánh giá và thẩm định dự án giữa các Ngân hàng thành viên tham gia đồng tài trợ chưa được thống nhất, ảnh hưởng đến lợi ích khi tham gia hợp vốn. Điều quan trọng là thiếu thông tin về những dự án mới nên đã làm hạn chế sự phát triển của loại hình tín dụng này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)