Khảo sát HHG với các cường độ khác nhau của laser

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thế hấp thụ lên quá trình tính phát xạ sóng điều hòa bậc cao (Trang 31 - 32)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.3 Khảo sát HHG với các cường độ khác nhau của laser

Để khảo sát sự phụ thuộc của phổ HHG vào cường độ đỉnh của laser, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát ba bài toán ứng với các cường độ đỉnh lần lượt là 1x1014 W/cm2, 2x1014 W/cm2, 3x1014 W/cm2 ứng với góc định phương 500, khi dùng laser với bước sóng 800 nm, độ dài xung là 27 fs. Với mô hình lý ba bước lý thuyết ta tính được bậc của điểm dừng (cut-off) ở ba cường độ lần lượt là 21, 33, 45. Kết quả thu được của HHG bằng phương pháp số ab initio được biểu diễn ở hình 3.8.

Dựa vào đồ thị ta thấy khi ta tăng cường độ đỉnh của HHG thì miền phẳng sẽ rộng hơn đồng thời điểm dừng cũng xa hơn 21, 33, 43, vị trí các điểm dừng có sự sai lệch so với mô hình ba bước lý thuyết nhưng trong phạm vi chấp nhận được (sai lệch từ 1 đến 2 bậc), sau khi qua điểm dừng thì cường độ HHG sẽ giảm nhanh và đồ

cường độ 2x1014 W/cm2, cuối cùng giảm chậm nhất là đồ thị ứng với cường độ 3x1014 W/cm2. Điều này cũng dễ thấy được, vì ứng với cường độ càng lớn thì mật độ các photon của chùm laser sẽ lớn hơn nên điện tử sẽ nhận được nhiều năng lượng để gia tốc trong miền phẳng dẫn đến miền phẳng rộng hơn đối với các cường độ lớn và hẹp hơn đối với các cường độ nhỏ hơn. Vị trí điểm dừng cũng càng xa khi cường độ càng lớn. Độ rộng của miền phẳng lớn nên thời gian để quay về tái va chạm với hạt nhân mẹ cũng lớn theo do đó cường độ càng lớn thì HHG sẽ giảm càng chậm, cường độ càng bé thì HHG sẽ giảm càng nhanh sau điểm dừng.

Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của HHG vào cường độ đỉnh của ánh sáng tới ứng với góc định phương là 500, ánh sáng có bước sóng 800 nm và độ dài xung

là 27 fs.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thế hấp thụ lên quá trình tính phát xạ sóng điều hòa bậc cao (Trang 31 - 32)