Nhà trường trình kế hoạch cải tiến phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và có tính khả thi như: “Hiệu trưởng tổ chức các lớp tập huấn về An toàn vệ sinh thực phẩm, tích cực giáo dục học sinh bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực, phối hợp với cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe cho học sinh thường xuyên hơn. Ý thức giữ vệ sinh của học sinh được tốt hơn. Tích cực tuyên truyền giáo dục học sinh về an toàn thực phẩm bằng những việc làm thiết thực như thi báo tường về chủ đề an toàn thực phẩm, sinh hoạt ngoại khóa… để từ đó học sinh nâng cao kiến thức của mình về an toàn vệ sinh thực phẩm và không ăn thức ăn bán hàng rong bên đường không đảm bảo vệ sinh”.
4. Những nội dung chưa rõ:
Cần bổ sung đầy đủ các hồ sơ của cán bộ y tế trường học.
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 6:Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;
c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
1. Điểm mạnh
Nhà trường trình bày điểm mạnh còn chung chung, chụ thể như: “Học sinh có ý thức học tập tốt, đội ngũ giáo viên nhiệt tình và không ngừng học tập nâng
cao trình độ nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đều tăng so với hàng năm. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá đều tăng. Tích cực tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do huyện và tỉnh tổ chức đã đạt nhiều kết quả”.
Đề nghị nhà trường phải nêu số liệu và tỷ lệ; có so sánh các năm liền kề. Tham gia các phong trào gì? Liệt kê các phong trào và thành tích đạt được từng phong trào của đơn vị. Nhà trường cần nêu rõ các giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởng, việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, ý thức học tập của học sinh từ đó sẽ bật lên quả của trường và số liệu học sinh giỏi dự thi các cấp hàng năm.
2. Điểm yếu
Nhà trường trình bày điểm yếu còn chung chung, cụ thể: “Khả năng giao tiếp của các em còn có những hạn chế nhất định, một số em chưa có tiến bộ nhiều trong quá trình học tập, còn thụ động trong quá trình học tập”.
Đề nghị nhà trường xác định thêm, cụ thể: Phương pháp giảng dạy của giáo viên có đổi mới hay không mà dẫn đến các học sinh còn thụ động trong giao tiếp và học tập. Việc khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong học tập cũng như các phong trào có điểm nào hạn chế không? Kinh phí hỗ trợ cho các hội thi, giao lưu có đáp ứng nhu cầu không?
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trình bày rõ ràng phù hợp với yêu cầu của tiêu chí và có tính khả thi cụ thể: “Năm học 2014-2015, hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phân chuyên môn tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách học, nhằm giúp học sinh ngày càng tự tin hơn, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tốt chất lượng của học sinh từng giai đoạn. Không ngừng bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu để tham gia các phong trào do tỉnh và huyện tổ chức trong năm 2015. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên xã về các hoạt động dạy và học. Cuối năm học đều dành kinh phí để khen thưởng cho giáo viên có thành tích xuất sắc trong năm học, nhằm động viên khuyến kích kịp thời”.
Tuy nhiên, nhà trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, tổ chuyên môn cần chọn lựa được giáo viên bồi dưỡng học sinh và phân hóa đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Tăng cường kiểm tra học sinh dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng để chỉ đạo việc bồi dưỡng và phụ đạo kịp thời.
4. Những nội dung chưa rõ:
Kiểm tra biểu thống kê chất lượng giáo dục 3 năm liền kề
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 7:Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
1. Điểm mạnh
Nhà trường trình bày chưa hết điểm mạnh nổi bật theo yêu cầu của chỉ số, cụ thể như: “Cán bộ, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, thông qua các tiết dạy đều hình thành kỹ năng sống cho học sinh, từ đó các em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động của mình”.
Đề nghị nhà trường xác định thêm theo gợi ý: Hàng năm, nhà trường có tạo điều kiện cho cán bộ, GV tham gia tập huấn chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, áp dụng trong giảng dạy và giáo dục HS hay không? Công tác giáo dục ý thức tự rèn luyện kỹ năng sống của học sinh, các kỹ năng ứng xử văn hoá trong lớp, trường của học sinh, sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh trong học tập, công tác phòng chống ngăn ngừa bạo lực trong trường học như thế nào?
2. Điểm yếu
Nhà trường xác định điểm yếu, cụ thể: “Vẫn còn học sinh thiếu tự tin, chưa tích cực tham gia học tập, còn dựa vào tập thể”.
Đề nghị nhà trường định thêm điểm yếu theo gợi ý: Gia đình học sinh có thường xuyên quan tâm tới công tác này không? Số lượng và chất lượng đồ dùng học tập có đáp ứng nhu cầu không? Nhà trường cần đánh giá thêm vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường có kế hoạch cải tiến tương đối phù hợp, cụ thể như: “Tổ chức nhiều phong trào vui chơi giải trí, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc, bồi dưỡng khả năng điều hành của nhóm trưởng, tạo mối thân thiện, gần gũi giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh”.
Đề nghị nhà trường cần làm rõ các giải pháp đồng bộ như: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép các trò chơi, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động thực tế để giúp các em rèn luyện và hình thành các kỹ năng, mạnh dạn và tự tin hơn. Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học. Cần chỉ đạo việc lồng ghép dạy học rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong giờ học chính khóa.
4. Những nội dung chưa rõ:
Đoàn sẽ kiểm tra các kế hoạch giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống.
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
*Đánh giá chung tiêu chuẩn 5
- Điểm mạnh cơ bản của trường: Hàng năm, nhà trường có xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục và Đào tạo, ngay từ đầu năm học và đã triển khai đến từng cán bộ, giáo viên để được đóng góp ý kiến và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đạo cho các tổ chuyên
môn dựa trên kế hoạch chung của nhà trường để cụ thể hóa cho kế hoạch của mình. Hàng tháng nhà trường đều tiến hành sơ kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng và dự kiến xây dựng kế họach trong tháng. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục do Bộ GDĐT quy định. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi hình thức tổ chức dạy học, đổi mới cách học. Từ đó chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên đáng kể.
Hàng năm nhà trường chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội và tập thể giáo viên của trường thực hiện đầy đủ kế họach hoạt động ngoài giờ lên lớp; tất cả cán bộ, giáo viên chấp hành tốt phân công của nhà trường. Thông qua các hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống đạo đức cách mạng, biết yêu quê hương đất nước, kính trọng và lễ phép với ông bà, hiểu biết hơn kiến thức an toàn giao thông, biết cách phòng chống ma túy… , các buổi sinh hoạt ngoại khóa rất bổ ích, học sinh học tập hăng hái hơn, tích cực tham gia hơn, hàng tháng đều tiến hành sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm qua các buổi họp hội đồng nhà trường. Nhà trường rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và có hỗ trợ kinh phí khen thưởng cho các buổi sinh hoạt. Tổng phụ trách Đội hoạt động nhiệt tình, có trách nhiệm, học sinh thì tích cực tham gia”.
Hàng năm, nhà trường đều đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi mức độ 1. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với đoàn thể chính quyền địa phương huy động học sinh trong độ tuổi đến trường trên địa bàn đến trường đạt từ 99% đến 100% ; giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã thực hiện nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó ý thức của nhân dân về giáo dục cũng được nâng cao. Việc vận động kinh phí của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện khá tốt, học sinh của trường có đầy đủ dụng cụ học tập tối thiểu do quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Đa số học sinh chăm, ngoan, ý thức học tập tốt, nắm được phương pháp học tập; có đầy đủ dụng cụ học tập. Tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình, giỏi và tiên tiến khá cao. Giao thông thuận lợi, đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình, thường xuyên quan tâm giúp đỡ kịp thời những em có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Ban đại diện cha mẹ học sinh rất quan tâm cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Hàng năm, nhà trường có nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh qua các buổi học chính khóa như; dạy lồng ghép giáo dục nha khoa, giáo dục sức khỏe, hay các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp... , hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục được nhà trường quan tâm, tổ chức các cuộc thi làm báo tường chủ đề về môi trường; kết hợp chặt chẽ với phòng khám của huyện và trung tâm y tế xã Định Hòa. Nhà trường có nhân viên phụ trách y tế, có trang bị phòng riêng, có tủ thuốc, có sổ theo dõi khám và cấp phát thuốc cho học sinh. Đặc biệt những năm gần đây tỷ lệ học sinh tham gia mua bảo hiểm y tế hàng năm đạt từ 80%.
Học sinh có ý thức học tập tốt, đội ngũ giáo viên nhiệt tình và không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đều tăng so với hàng năm. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá đều tăng. Tích cực tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do huyện và tỉnh tổ chức đã đạt nhiều kết quả.
Cán bộ, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, thông qua các tiết dạy đều hình thành kỹ năng sống cho học sinh, từ đó các em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động của mình.
- Điểm yếu cơ bản của trường: Công tác phụ đạo học sinh yếu chưa đạt kết quả cao do học sinh yếu nghỉ học trong ngày nhiều, ý thức học tập của học sinh còn kém và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được thường xuyên.
Một số buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa được đầu tư kỹ về nội dung, chương trình. Sự phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm chưa chặt chẽ và tổ chức giao lưu với các đơn vị bạn còn ít.
Hiệu quả giáo dục sau 5 năm còn thấp, học sinh hay nghỉ học ở mùa thu hoạch lúa, và chuyển đi theo gia đình làm ăn xa nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa tại thành phố Hồ Chí Minh phải gửi con cho người thân nên học sinh ít được quan tâm của gia đình, vẫn còn nhiều học sinh cần được hỗ trợ dụng cụ học tập.
Chất lượng học sinh ở mỗi lớp chưa đồng đều. Cá biệt có một số học sinh chưa nói thông thạo tiếng Việt. Vẫn còn có một số học sinh chưa thật sự hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm như còn ăn thức ăn bên lề đường, thức ăn hết hạn sử dụng. việc khám sức khỏe cho học sinh chưa được thường xuyên. Ý thức giữ vệ sinh của một số em chưa cao. Khả năng giao tiếp của các em còn có những hạn chế nhất định, một số em chưa có tiến bộ nhiều trong quá trình học tập, còn thụ động trong quá trình học tập. Vẫn còn học sinh thiếu tự tin, chưa tích cực tham gia học tập, còn dựa vào tập thể.
- Kiến nghị đối với trường: Chỉ đạo chặc chẽ hơn việc phụ đạo học sinh yếu. Xây dựng cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Có giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tuyên truyền phụ huynh tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh.
Phần III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Trường tiểu học Định Hòa 1, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là trường tiểu học thứ 31 trong tỉnh được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá ngoài tại thời điểm cuối năm học 2013 - 2014. Mặc dù là trường tiểu học thuộc vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kinh tế địa phương chưa có điều kiện phát triển nhiều… nhưng nhà trường đã tập trung thực hiện đạt hiệu quả nhiều mục tiêu giáo dục. Hiệu quả giáo dục của nhà trường có sức ảnh hưởng lớn đến nhân dân trong vùng, xứng tầm với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới giáo dục của Đảng và chính quyền địa phương cấp huyện, xã. Tuy còn một số ít tiêu chí, chỉ số chưa đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng công tác kiểm định tại đây đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Gò Quao chỉ đạo bước đầu đạt hiệu quả; Hiệu trưởng và Hội đồng tự đánh giá làm việc trên tinh thần trách nhiệm cao. Đoàn đánh giá ngoài kiểm tra, khảo sát với kết quả cụ thể như sau:
- Số lượng các chỉ số đạt là 80/84, tỉ lệ 95,23%. Chỉ số không đạt là 4/84, tỉ lệ 4,77%. Các chỉ số không đạt bao gồm: Chỉ số b, tiêu chí 7, tiêu chuẩn 1; Chỉ số
b, tiêu chí 4, tiêu chuẩn 2; Chỉ số a, tiêu chí 5, tiêu chuẩn 3 và Chỉ số a, tiêu chí 2, tiêu chuẩn 4.
- Số lượng các tiêu chí đạt là 24/28, tỉ lệ 85,71% và không đạt 4/28, tỉ lệ 14,29%;
- Cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục: Nhà trường đạt cấp độ 3 (theo điều 31 của Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban