Nhà trường giáo dục cho học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn thông qua hoạt động tổ chức cho các em thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH ThanhBinh1-GR (Trang 31 - 42)

thông qua hoạt động tổ chức cho các em thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học để phụ huynh có sự hợp tác trong giáo dục và trong đánh giá học sinh. Nhà trường giáo dục cho học sinh truyền thống uống nước nhớ nguồn thông qua hoạt động tổ chức cho các em thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các ngày lễ lớn như: 20/11, 22/12, 03/02, 08/03, 26/03, 30/04,15/5, 19/05…

- Điểm yếu cơ bản của trường: Một số thành viên của BĐDCMHS ít tham gia hội họp trong các cuộc họp định kỳ với nhà trường mà chỉ dựa vào giáo viên chủ nhiệm là chính. Nguyên nhân đi làm ăn xa ít về gia đình. Công tác phối hợp với chính quyền ấp chưa thường xuyên nên ấp chưa quan tâm đến sự đóng góp và hỗ trợ cho học sinh. Công tác vận động học sinh bỏ học chính quyền ấp ít tham gia cùng nhà trường. Nguyên nhân nhà trường và giáo chủ nhiệm phối hợp chưa thường xuyên.

Công tác phối hợp với chính quyền ấp chưa thường xuyên nên ấp chưa quan tâm đến sự đóng góp và hỗ trợ cho học sinh. Công tác vận động học sinh bỏ học chính quyền ấp ít tham gia cùng nhà trường. Nguyên nhân giáo viên chủ nhiệm phối hợp chưa tốt. Địa phương có di tích lịch sử là chùa Nam Tông nhưng nhà trường chưa tổ chức cho học sinh đến tham quan để tăng thêm sự

hiểu biết trong cộng đồng. Nguyên nhân công tác tham mưu của Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh không quan tâm đến nội dung này để thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tốt hơn.

- Kiến nghị đối với trường: Nhà trường cố gắng khắc phục những chế ở tiêu chí 3 và xây dựng kế hoạch cải tiến để đạt tiêu chí 3 trong thời gian tới.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định;

b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;

c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.

1. Điểm mạnh: Đã nêu được điểm mạnh nổi bật của tiêu chí: “Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn năm, học kì, tháng xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ, đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; ...”. Tuy nhiên, đoạn cuối của điểm mạnh không nhất thiết phải liệt kê quá nhiều: “Hàng năm BGH trường phối hợp với BDĐCMHS để cùng tham gia và hỗ trợ kinh phí để khen thưởng và cấp tiền ăn cho học sinh tham gia dự thi cấp huyện. Năm học 2013- 2014 hỗ trợ 5.048.000đồng, năm học 2014- 2015 hỗ trợ 4.800.000đồng, năm học 2015- 2016 hỗ trợ 6.175.000 đồng” –

Đoạn này chỉ phù hợp cho mô tả hiện trạng. Đề nghị nhà trường viết lại.

2. Điểm yếu: Thống nhất điểm yếu của nhà trường đã nêu. Cụ thể như sau: “Công tác rèn luyện, phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường chỉ đạo cho giáo viên thực trên tiết học hàng ngày, chưa có tập trung phân công để giáo viên bồi dưỡng. Nguyên nhân không có kinh phí chi trả chiết tính dạy thêm giờ cho giáo viên”. Ngoài ra, nhà trường cũng cần bổ sung thêm điểm yếu trong chỉ số b về: “lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương”.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng đưa ra có tính khả thi nhưng chưa cụ thể: “Năm học 2016 - 2017, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh. Phối hợp tốt với BĐDCMHS thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để có khoản kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên được phân công ôn đội tuyển học sinh năng khiếu, học sinh sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn tìm ra giải pháp kế hoạch cải tiến phù hợp với yêu cầu thực tế, nhà trường thường xuyên theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện của giáo viên, tổ khối trưởng”.

Đề nghị nên đưa ra cụ thể: thời gian (bắt đầu từ ngày tháng nào)? Nguồn lực kinh phí bao nhiêu? Ai là người phụ trách? Đội năng khiếu gì? Có khoảng bao nhiều em? chỉ đạo tổ chuyên môn nào? tìm ra giải pháp gì? kế hoạch cải tiến phù hợp ra sao? thường xuyên theo dõi kiểm tra là lúc nào? v.v... Lưu ý cách viết Kế hoạch cải tiến chất lượng ở những tiêu chí khác cũng tương tự.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

a) Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1. Điểm mạnh: Nhà trường đã nêu được những điểm mạnh hoạt động ngoài giời lên lớp nhưng khá dài dòng: “Hàng năm, nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo và phối hợp của các cấp, ngành về tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh; xây dựng tốt chương trình, kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định mang lại hiệu quả thiết thực...”

Đoạn: “Nhà trường quán triệt, chỉ đạo ... của những bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” chỉ phù hợp cho việc mô tả hiện trạng. Đề nghị nhà trường viết lại.

2. Điểm yếu: Điểm yếu của nhà trường: Thiêt bị phục vụ cho hoạt động ngoại khóa còn ít chủ yếu là dụng cụ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao. Công tác phối hợp của một số GV chủ nhiệm về việc tỏ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ở điểm trường lẻ trong hoạt động ngoại khóa chưa tích cực” - đề nghị sửa lỗi chính tả trong đoạn văn.

Cần lưu ý, chỉ số của tiêu chí yêu cầu: “Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm, hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh”, nhưng xác định điểm yếu lại nói đến

Thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại khóa là không phù hợp. Đề nghị bám sát vào chỉ số để xác định lại điểm yếu.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nhà trường đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng có hiệu quả, cụ thể như: “Năm học 2016 - 2017 nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh hiện có; chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp và tham gia tích cực với TPTĐ, Chi đoàn trường trong các buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa của trường;

Đoạn: Lấy nội dung công tác phối hợp của một số GV chủ nhiệm về việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ở điểm trường lẻ trong hoạt động ngoại khóa đưa vào nội dung, tiêu chí thi đua của nhà trường” – chưa rõ

nghĩa, đề nghị sửa lại. Đoạn: “Tiết kiệm kinh phí mua dụng cụ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao học sinh, tham mưu PGDĐT huyện cấp thêm kinh phí mua thêm 2 cột ném bóng gỗ” – cần xem lại vì chưa đáp ứng yêu cầu của chỉ số a và b.

Viết lại kế hoạch cải tiến chất lượng sau khi xác định điểm yếu (nên viết định hướng cải tiến chất lượng như gợi ý ở tiêu chí 1)

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;

c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

1. Điểm mạnh: Nhà trường nêu được điểm mạnh như yêu cầu của tiêu chí: “Nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập của địa phương phù hợp với kế hoạch và văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác phúc tra đối tượng trong độ tuổi được thực hiện hàng năm, có phân công cụ thể người phụ trách. Đầu năm học nhà trường đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong nhà trường để tuyên truyền vận động tốt cho nhân dân và học sinh nên tỷ lệ huy động trẻ lớp 1 ra học luôn đạt cao Năm 2013-2014 là: 100%, năm 2014-2015 là: 100%, năm 2015-2016 là: 100%; Tham mưu đề xuất kịp thời đến chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân từ thiện hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đi học số tiền đóng góp của các tổ chức xã hội là: 32 375 000 đồng; 2550 cuốn tập. Công tác GDTH -ĐĐT mức độ 2”.

Đoạn văn trên lặp từ nhà trường khá nhiều và dùng chấm câu chưa đúng. Đề nghị lượt bớt. Cuối đoạn có cụm từ Công tác GDTH -ĐĐT mức độ 2 không có ý nghĩa liên kết trong đoạn, không đủ cấu trúc ngữ pháp. Cần nêu thêm điểm mạnh về tỷ lệ đi học đúng độ tuổi (tức từ 6 tuổi – 10 tuổi).

2. Điểm yếu: Điểm yếu trường đã xác định là: “Trên địa bàn còn đối tượng trẻ nhập hộ khẩu trễ nên công tác phúc tra cập nhật còn sót đối tượng. Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng từng năm: năm 2013-2014 là: 0,31%, năm 2014-2015 là: 0%, năm 2015-2016 là: 0,32%; Tỷ lệ học sinh học chưa đúng độ tuổi từng năm: năm 2013-2014 là: 6,32%, năm 2014-2015 là: 3,35%, năm 2015-2016 là: 3,6%; Tỷ lệ học sinh lưu ban từng năm: năm 2013-2014 là: 0,31%, năm 2014-2015 là: 0,3%, năm 2015-2016 là: 0,32%”. Cách dùng dấu câu trong đoạn này khá lung tung, đề nghị viết lại.

Ngoài ra cũng cần nêu thêm điểm yếu trong việc: “ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương”; “huy động trẻ trong độ tuổi đi học” còn hạn chế nào không??? “Các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường” có điểm yếu gì???

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng: “Nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh hiện có, phối hợp với chính quyền ấp tuyên truyền vận động nhân dân làm khai sinh và nhập khẩu cho trẻ khi mới sinh; trong đầu tháng 8 hàng năm cho giáo viên phụ trách trẻ đến tổ tự quản nắm thêm một số thông tin về gia đình có trẻ mới sinh, trẻ trong độ tuổi ra lớp mà chưa cập nhật vào phiếu điều tra. Chỉ đạo giáo viên phối hợp chặt chẽ với gia định để quản lý việc học hàng ngày của HS”.

Sau khi xác định lại điểm yếu, dựa vào đó để bổ sung kế hoạch cải tiến chất lượng.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.

1. Điểm mạnh: Nhà trường trình bày điểm mạnh đầy đủ khá rõ ràng đúng với yêu cầu của tiêu chí cụ thể như: “Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục; chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc dạy và học phù hợp với từng lớp, HS. Giáo viên thường xuyên phụ đạo, giúp đỡ HS yếu vươn lên trong học tập; hàng năm, tỷ lệ HS đánh giá hoàn thành chương trình lớp học đạt 95%. Tỷ lệ năm 2013-2014 là: Giỏi 104 đạt 33,12%, Khá 100 đạt 31,85%, Trung bình 108 đạt 34,39%; Năm 2014-2015: Phẩm chất đạt 100%, Năng lực đạt 98,39%, Hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,39%; Năm 2015-2016: Phẩm chất đạt 100%, Năng lực đạt 99,39%, Hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,39%”.

Nên bổ sung năm 2013 - 2014 là đánh giá theo Thông Tư nào? năm 2014 -2015 là đánh giá theo Thông Tư nào? năm 2015 – 2016: Phẩm chất đạt tỷ lệ ra sao? Năng lực đạt tỷ lệ ra sao? v.v...

2. Điểm yếu: Nhà trường nêu: “Tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm còn chủ quan chưa bám sát theo kế hoạch và chuyên đề đưa ra, việc phụ đạo học yếu còn hạn chế nhất là về đọc và viết ở học sinh; Nhà trường có chỉ

đạo đến giáo viên về công tác rèn luyện học sinh về đọc viết chưa kịp thời”.

Điểm yếu này không phù hợp với chỉ số a. Theo chỉ số a, nhà trường chỉ cần xem xét điểm yếu trong phạm vi tỷ lệ học sinh Hoàn thành chương trình lớp học (hiện đã đạt 98,39%). Trong số liệu hoàn thành chương trình lớp học đó, thường thì tập trung vào khối nào? độ tuổi nào? giới tính nào? có dân tộc không? Có học sinh khó khăn không??? (Lưu ý: Không cần chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của chỉ số b và c).

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng: “Nhà trường phối hợp với các chi hội... tổ chức khảo sát kết quả đọc, viết của học sinh để chỉ đạo cụ thể cho từng khối lớp xây dựng kế hoạch rèn luyện phụ đạo học sinh yếu”. Đề nghị viết cụ thể như gợi ý cách viết của các tiêu chí trên.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu: Đạt

Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho HS;

b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

1. Điểm mạnh: Thống nhất với điểm mạnh nhà trường đã xác định: “Nhà trường có nhân viên y tế trường học đạt chuẩn về chuyên môn. Kế hoạch giáo dục sức khỏe cho học sinh có nội dung chủ điểm đúng nội dung giáo dục sức khỏe của nhà trường và của ngành y tế. Công tác tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cho HS được lồng ghép trong kế hoạch hàng tháng. Phụ huynh học sinh luôn có ý thức quan tâm tốt đến sức khỏe của học sinh nên tham gia BHYT cao như: Năm học 2013-2014 tỷ lệ đạt 68,47 %; năm học: 2014-2015 tỷ lệ đạt 85,80%; năm học 2015-2016 tỷ lệ đạt 96,7%. Hàng năm, nhà trường có nguồn kinh phí trích từ thu BHYT học sinh nên có đủ kinh phí chi trả hợp đồng khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. Năm học 2014-2015 khám sức khỏe cho HS là 93,05%; năm học 2015-2016 là 91,16%. Học sinh có ý tốt trong việc phòng bệnh nên có

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH ThanhBinh1-GR (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w