II. Thiết kế vật đúc
8. Vật làm nguội:
Cùng với việc dùng đậu ngót, vật làm nguội là một trong những ph-ơng tiện để chống rỗ ngót, đặc biệt th-ờng đ-ợc sử dụng ở những nơi không thể đặt đậu ngót. Vật làm nguội còn đ-ợc dùng để chống nứt vật đúc.
Khi đúc gang để làm nguội cục bộ vật đúc ng-ời ta sử dụng vật làm nguội bên ngoài (gang nguội) mà không dùng vật làm nguội bên trong. Nếu cần phải làm nguội bề mặt rộng ta đặt những miếng gang nguội nhỏ xếp theo ô bàn cờ với khe hở từ 1,5 2,5mm (xem hình vẽ H.34 và bảng B.25) đảm bảo cho gang nguội đ-ợc giãn nở tự do không làm h- hỏng bề mặt vật đúc. Chiều rộng gang nguội cần nhỏ hơn chiều rộng bề mặt cần làm nguội 5 10mm. Vật làm nguội phải có bề mặt, sạch, nhẵn, không có vết nứt và rỗ (th-ờng đ-ợc bào hay mài nhẵn).
Để cải thiện điều kiện làm nguội, giảm bớt tốc độ làm nguội quá mạnh của gang nguội có thể gây biến trắng hoặc nứt vật đúc, ng-ời ta còn dùng các vật làm nguội chế tạo bằng những hỗn hợp đặc biệt có tính truyền nhiệt cao và nhiệt dung lớn (thành phần chính của những hỗn hợp này là manhezit có tính truyền nhiệt cao gấp 5 lần hỗn hợp làm khuôn th-ờng, hay graphit hỗn hợp với 60 80 % mạt gang và cát- sét). So với gang nguội, hỗn hợp làm nguội có -u điểm là: dễ dàng có đ-ợc vật làm nguội hình dáng phức tạp, tạo đ-ợc trực tiếp bằng mẫu; có thể điều chỉnh tốc độ làm nguội bằng cách tạo vật làm nguội dày, mỏng khác nhau t-ơng ứng với chiều dày thành vật đúc; có thể làm nguội cả mặt ngoài và cả mặt trong của vật đúc.
Hình vẽ H.34 giới thiệu cách đặt gang nguội ở vật đúc bằng gang.
Với các vật đúc bằng thép có thể dùng vật làm nguội bên ngoài hay vật làm nguội bên trong (th-ờng làm bằng thép mềm 0,1 0,2 %C, có khối l-ợng khoảng 5
10 % khối l-ợng nút nhiệt).