KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện hiệu năng mạng chuyển mạch gói quang (OPS) (Trang 25 - 27)

Nội dung chương 4 đã trình bày chi tiết về mô kiến trúc của nút chuyển mạch toàn quang sử dụng khối xử lý mào đầu gói toàn quang mới dựa trên kỹ thuật điều chế vị trí xung sửa đổi MPPM. Bên cạnh đó, cũng đã trình bày đóng góp của nghiên cứu sinh trong việc xây dựng mô hình kiến trúc khối xử lý mào đầu gói toàn quang mới dựa trên kỹ thuật điều chế vị trí xung sửa đổi MPPM, trên cơ sở mô hình giải tích và phần mềm mô phỏng OptiSystem đã phân tích và đánh giá các ảnh hưởng của các tham số đến hoạt động của các khối chức năng cũng như đánh giá hiệu năng của nút và mạng OPS thông qua các kết quả tính toán và mô phỏng.

KẾT LUẬN

Nội dung luận án đã đạt được mục tiêu đề ra là nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu năng nút và mạng chuyển mạch gói quang (OPS). Các kiến thức nền tảng và các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận án với bố cục bốn chương như sau: (1) Tổng quan các vấn đề nghiên cứu; (2) Phát triển chuyển mạch SMZ với coupler đầu ra không đối xứng và xung điều khiển công suất khác nhau ở hai nhánh; (3) Phát triển giải pháp xử lý mào đầu gói toàn quang dựa trên kỹ thuật điều chế vị trí xung sửa đổi MPPM; (4) Xây dựng mô hình khối xử lý mào đầu toàn quang dựa trên kỹ thuật MPPM sử dụng trong nút OPS. Các kết quả đóng góp mới về khoa học của luận án có thể phân thành ba nhóm lớn.

1. Đề xuất chuyển mạch quang cực nhanh SMZ với coupler đầu ra

không đối xứng và xung điều khiển có công suất khác nhau ở hai nhánh.

2. Đề xuất giải pháp xử lý mào đầu gói toàn quang dựa trên kỹ thuật

điều chế vị trí xung sửa đổi (MPPM).

3. Đề xuất xây dựng khối xử lý mào đầu toàn quang dựa trên kỹ

thuật điều chế vị trí xung sửa đổi (MPPM) đề xuất áp dụng cho nút chuyển mạch gói toàn quang.

Bằng các phân tích lý thuyết và các kết quả tính toán, mô phỏng được trình bày trong luận án đã cho thấy một số ưu điểm nhất định của giải

pháp xử lý mào đầu gói toàn quang dựa trên kỹ thuật MPPM sử dụng trong các nút mạng chuyển mạch gói toàn quang. Tuy nhiên, những vấn đề sau vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu như là hướng phát triển tiếp theo.

(i) Vấn đề liên quan đến thời gian hoạt động của chuyển mạch toàn quang cực nhanh rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh thời gian chuyển mạch như đã đề cập trong luận án, thời gian đáp ứng cũng là vấn đề mở cần tiếp tục được nghiên cứu.

(ii) Để đánh giá một cách chính xác và đầy đủ hơn ảnh hưởng của giải pháp xử lý mào đầu gói quang dựa trên kỹ thuật MPPM đến hiệu năng của mạng chuyển mạch gói toàn quang cần phải xây dựng và thiết lập một số cấu hình mạng mô phỏng và chạy thử nghiệm dưới các điều kiện mạng khác nhau về trễ định tuyến đa chặng, thông lượng mạng, kích cỡ mạng và các lược đồ quản lý tán sắc…

(iii) Kết quả nghiên cứu trong luận án này chỉ mới chỉ mới tập trung vào nút chuyển mạch gói toàn quang một đầu vào nhiều đầu ra, sử dụng giải pháp xử lý mào đầu gói quang dựa trên kỹ thuật MPPM hoạt động ở một bước sóng. Tuy nhiên, để thỏa mãn yêu cầu của ứng dụng trong thực tế cần phải mở rộng vấn đề nghiên cứu cho cấu trúc nút chuyển mạch gói toàn quang nhiều đầu vào và nhiều đầu ra hoạt động ở đồng thời nhiều bước sóng.

(iv) Để đánh giá đúng và đầy đủ hơn về hoạt động của mạng chuyển mạch gói toàn quang cần phải xem xét thêm các vấn đề liên quan đến các phương pháp đệm và hoạt động giao thức định tuyến.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện hiệu năng mạng chuyển mạch gói quang (OPS) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)