* Thay đổi về hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về quản lý chất thải y tế
Ở 2 nhóm bệnh viện, hiểu biết của CBYT về quản lý chất thải đã được cải thiện rõ rệt, số người hiểu biết đúng về quy định màu sắc của các vật dụng đựng chất thải, biết đầy đủ các loại chất thải theo Quy chế, biết được các loại chất thải gây nguy hại cho sức khoẻ tăng hơn so với trước can thiệp (p <0,001) và so với nhóm không can thiệp (nhóm chứng) với các chỉ số hiệu quả rõ ràng.
* Kết quả thay đổi trong công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện
Với những thay đổi nhận thức về chất thải y tế từ lãnh đạo đến các cán bộ, nhân viên bệnh viện nên công tác quản lý chất thải đã có sự chuyển biến rõ nét:
- Hoạt động của Hội đồng chống nhiễm khuẩn đã có hiệu quả
- Bệnh viện đã dành phần kinh phí đảm bảo cho hoạt động quản lý chất thải như: mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ phân loại, thu gom, vận chuyển; phương tiện bảo hộ cho nhân viên y tế; thuê CTMTĐT xử lý rác thải sinh hoạt, sửa chữa lò đốt rác đảm bảo hoạt động tốt.
- Các khâu trong quy trình quản lý chất thải y tế đều được cải thiện rõ rệt: Tỷ lệ
rác lâm sàng ở 2 nhóm bệnh viện xấp xỉ nhau (9,0%). Có dụng cụ thu gom từng loại chất thải lâm sàng, màu sắc vật dụng đựng chất thải, nơi lưu giữ đảm bảo
đúng quy định. Tỷ lệ CBYT bị thương tích bởi các vật sắc nhọn giảm so với trước can thiệp và so với nhóm không can thiệp với HQCT 4,2 - 7,7%.
Sau 1 năm can thiệp tăng cường hoạt động quản lý CTYT bằng chính khả
năng của bệnh viện đã nâng cao ý thức CBYT, tạo nề nếp trong hoạt động của bệnh viện. Do vậy có khả năng duy trì bền vững, phát triển và nhân rộng sang các bệnh viện khác.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương