- Lịch trình chung
6 Dẫn bóng di chuyển ném bóng cầu môn(s) 12 80.00 11 73.3 31 7 00.00 00.00 7Dẫn bóng di chuyển chuyền
3.3.1. Các cơ sở và nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ nam sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC
Khoa GDTC
3.3.1. Các cơ sở và nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độnam sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC nam sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC
3.3.1.2. Các cơ sở lựa chọn các bài tập
Quan tham khảo các tài liệu liên quan và qua kết quả phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, đề tài xác định các cơ sở sau để lựa chọn các bài tập triển sức bền tốc độ nam sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC:
- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại: Do khoa học TDTT ngày càng phát triển nên các nguyên tắc và phương pháp cũng luôn phát triển để hợp lý, khoa học hơn.
- Căn cứ vào xu hướng phát triển sức bền tốc độ hiện nay ở trong và ngoài nước đó là xu hướng sử dụng đa dạng bài tập, chú trọng điều chỉnh lượng vận động nhất là cường độ và thời gian vận động hợp lý.
- Căn cứ vào thực trạng trình độ tập luyện và sân bãi, dụng cụ của nhà trường để xây dựng bài tập đảm bảo tính khả thi và vừa sức.
3.3.1.2. Các nguyên tắc lựa chọn các bài tập
Các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC:
- Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của môn Bóng ném trong Khoa Giáo dục Thể chất.
- Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận chính của cơ thể tham gia vào hoạt động sức bền tốc độ chuyên môn và sức bền chuyên môn trong tập luyện và thi đấu Bóng ném.
- Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.
3.3.2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viênchuyên ngành Khoa GDTC chuyên ngành Khoa GDTC
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, qua khảo sát công tác giảng dạy - huấn luyện sinh viên, VĐV Bóng ném tại các Trung tâm thể thao mạnh, các trường Đại học, Cao đẳng TDTT, chúng tôi đã bước đầu tổng hợp được 19 bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên ngành Khoa GDTC. Các bài tập bao gồm:
Nhóm bài tập không bóng (07 bài tập)
Bài tập 1: Chạy con thoi 05 lần × 30m (s).
Bài tập 2: Chạy đi và về trong cự ly 25m (1 phút).
Bài tập 3: Chạy biến tốc 10-15m theo hiệu lệnh (1 phút 30 giây). Bài tập 4: Chạy tốc độ cao ở các cự ly 20, 40, 60m (s).
Bài tập 5: Chạy 100m xuất phát cao (s) lặp lại 3 lần.
Bài tập 6: Bài tập chạy 200m với quãng nghỉ thu ngắn dần. Bài tập 7: Chạy tốc độ bứt lên đầu hàng.
Nhóm bài tập với bóng (07 bài tập)
Bài tập 8: Dẫn bóng tốc độ dọc biên và lao vào ném bóng cầu môn (s). Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ ném cầu môn 05 quả liên tục (s).
Bài tập 10: Dẫn bóng tốc độ 30m (s) và lặp lại 05 lần.
Bài tập 11: Dẫn bóng luồn cọc ném cầu môn 05 quả liên tiếp (s). Bài tập 12: Chạy tốc độ và ném bóng vào cầu môn 10 quả liên tiếp. Bài tập 13 Dẫn bóng di chuyển ném bóng cầu môn.
Bài tập 14: Dẫn bóng di chuyển chuyền Bóng ném bóng cầu môn.
Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu (05 bài tập)
Bài tập 15: Trò chơi đuổi bắt theo tín hiệu thời gian 1 phút. Bài tập 16: Trò chơi thi đấu nhưng không được dẫn bóng. Bài tập 17: Trò chơi ôm bóng truy đuổi nhau thời gian 1 phút. Bài tập 18: Thi đấu cầu môn nhỏ với các điều kiện khác nhau. Bài tập 19: Thi đấu 7x7 người.
Để lựa chọn các bài tập ứng dụng trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển sức bền tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên hiện đang làm công tác giảng dạy - huấn luyện môn Bóng ném (phụ lục
II) . Những bài tập nhận được từ 70% ý kiến đồng ý trở lên sẽ được lựa chọn để ứng dụng trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển sức bền tốc độ cho sinh viên Khoa GDTC. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên Khoa GDTC (n = 20)
Bài tập
Số ý kiến lựa chọn
Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
n % n % n % n %
Nhóm bài tập không bóng
Bài tập 1: Chạy con thoi 05 lần ×
30m (s). 18 90.00 16 80.00 1 5.00 1 5.00
Bài tập 2: Chạy đi và về trong cự
ly 25m (1 phút). 19 95.00 15 75.00 2 10.00 2 10.00
Bài tập 3: Chạy biến tốc 10-15m
theo hiệu lệnh (1 phút 30 giây). 14 70.00 11 55.00 2 10.00 1 5.00 Bài tập 4: Chạy tốc độ cao ở các
cự ly 20, 40, 60m (s). 12 60.00 9 45.00 2 10.00 1 5.00
Bài tập 5: Chạy 100m xuất phát
cao (s) lặp lại 3 lần. 17 85.00 13 65.00 3 15.00 1 5.00 Bài tập 6: Bài tập chạy 200m với
quãng nghỉ thu ngắn dần. 19 95.00 14 70.00 3 15.00 2 10.00
Bài tập 7: Chạy tốc độ bứt lên
đầu hàng. 13 65.00 7 35.00 4 20.00 2 10.10
Nhóm bài tập với bóng
Bài tập 8: Dẫn bóng tốc độ dọc biên và lao vào ném bóng cầu môn (s).
14 70.00 9 45.00 4 20.00 1 5.00
Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ ném
cầu môn 05 quả liên tục (s). 19 95.00 16 84.21 2 10.00 1 5.00 Bài tập 10: Dẫn bóng tốc độ 30m
(s) và lặp lại 05 lần. 18 90.00 16 88.88 1 5.56 1 5.56 Bài tập 11: Dẫn bóng luồn cọc
ném cầu môn 05 quả liên tiếp (s). 17 85.00 12 70.59 3 17.65 2 11.76 Bài tập 12: Chạy tốc độ và ném
bóng vào cầu môn 10 quả liên tiếp.
Bài tập 13: Dẫn bóng di chuyển
ném bóng cầu môn. 12 60.00 11 55.00 0 00.00 1 5.00
Bài tập 14: Dẫn bóng di chuyển
chuyền Bóng ném bóng cầu môn. 12 60.00 8 40.00 2 10.00 2 10.00
Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu
Bài tập 15: Trò chơi đuổi bắt
theo tín hiệu thời gian 1 phút. 10 50.00 6 30.00 1 5.00 3 15.00
Bài tập 16: Trò chơi thi đấu nhưng
không được dẫn bóng. 18 90.00 14 77.78 2 11.11 2 11.11
Bài tập 17: Trò chơi ôm bóng
truy đuổi nhau thời gian 1 phút. 14 70.00 9 45.00 3 30.00 2 10.00
Bài tập 18: Thi đấu cầu môn nhỏ
với các điều kiện khác nhau. 18 90.00 16 88.88 1 5.56 1 5.56 Bài tập 19: Thi đấu 7x7 người. 19 95.00 16 84.21 2 10.53 1 5.26 Từ kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy, có 10 bài tập nhận được từ 70% ý kiến lựa chọn trở lên, và phần lớn đều xếp ở mức độ ưu tiên 1. Cụ thể như sau:
Bài tập không có bóng (4 bài tập). Tên bài tập, lượng vận động và quãng nghỉ
(QN) của các bài tập như sau:
Bài tập 1: Chạy con thoi 5 lần 30m x QN = 3 phút.
Bài tập 2: Chạy đi và về trong cự ly 25m x 1 phút x QN = 4 phút.
Bài tập 5: Chạy 100m xuất phát cao (s) x 3 lần x QN = 3 phút.
Bài tập 6: Bài tập chạy 200m với quãng nghỉ thu ngắn dần (Sau lần 1 = 3 phút, giữa lần 1 và lần 2 = 2 phút, giữa lần 2 và lần 3 = 1 phút).
Bài tập với bóng (04 bài tập). Tên bài tập, lượng vận động và quãng nghỉ (QN)
của các bài tập như sau:
Bài tập 9: Dẫn bóng tốc độ ném cầu môn 5 quả liên tục x 3 lần x QN = 2 phút.
Bài tập 10: Dẫn bóng tốc độ 30m 5 lần x 3 tổ x QN = 2 phút.
Bài tập 11: Dẫn bóng luồn cọc ném cầu môn 5 quả liên tiếp (s) x 3 lần x QN = 3 phút
Bài tập 12: Chạy tốc độ và ném bóng vào cầu môn 5 quả liên tiếp x 2 tổ x QN=3 phút.
Bài tập trò chơi và thi đấu (02 bài tập). Tên bài tập, lượng vận động và quãng
nghỉ (QN) của các bài tập như sau:
Bài tập 16: Trò chơi thi đấu nhưng không được dẫn bóng.
Nội dung, phương pháp thực hiện của 10 bài tập này được chúng tôi trình bày chi tiết ở phụ lục III của đề tài.
Xây dựng tiến trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn
Nhằm xây dựng tiến trình thực nghiệm của các bài tập đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành phỏng vấn về thời điểm ứng dụng bài tập và thời lượng dành cho nội dung thực nghiệm trong 1 giáo án. Đối tượng phỏng vấn là 10 HLV, giảng viên môn Bóng ném; Hình thức phỏng vấn: trực tiếp. Kết quả thu được như sau:
- Về thời điểm ứng dụng bài tập: 10/10 ý kiến cho rằng, các bài tập không bóng và các bài tập trò chơi và thi đấu cần ứng dụng vào cuối phần cơ bản mỗi giáo án giảng dạy (kết hợp với phần huấn luyện thể lực), còn các bài tập với bóng sẽ thực hiện vào giữa phần cơ bản (kết hợp với các nội dung huấn luyện kỹ thuật)
- Về thời lượng dành cho nội dung thực nghiệm: 8/10 ý kiến lựa chọn thời gian dành cho nội dung thực nghiệm là từ 15 – 30 phút/1 giáo án (tùy từng giáo án cụ thể);
- Về số lượng bài tập được ứng dụng trong 1 giáo án: 8/10 ý kiến cho rằng nên ứng dụng từ 2-4 bài tập trên 1 giáo án.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu trên và căn cứ vào kế hoạch học tập chương trình môn học bóng ném, đề tài đã xây dựng tiến trình thực nghiệm như trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tiến trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn
TT Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11Giáo án 12 13 14 15 1 Bài tập 1 + + + + 2 Bài tập 2 + + + + 3 Bài tập 5 + + + + 4 Bài tập 6 + + + + 5 Bài tập 9 + + + + 6 Bài tập 10 + + + + + 7 Bài tập 11 + + + + 8 Bài tập 12 + + + + 9 Bài tập 16 + + + 10 Bài tập 19 + + + +