Hoạt động của nhân lực trong ngành a, Hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch (Trang 26 - 30)

II. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀ LẠT

2. hoạt động của nhân lực trong ngành a, Hướng dẫn viên du lịch

a, Hướng dẫn viên du lịch

Phân thành 2 loại :

- Khách du lịch đặt tour đường dài

Và Đà Lạt là một trong những điểm dừng của tour du lịch đó thì hướng dẫn viên du lịch là người theo suốt hành trình.

Những người hướng dẫn này, về giao tiếp lẫn nghiệp vụ khá thành thạo, họ am hiểu đặc trưng của từng miền từng vùng, hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử của địa phương các địa điểm du lịch.

Họ phục vụ nhiệt tình, lo chỗ nghỉ ngơi tại khách sạn; ăn uống tại các nhà hàng thậm chí nếu khách có yêu cầu, họ sẽ dẫn khách du lịch đến những quán ăn bình dân để thưởng thức

Mặt khác họ vẫn còn yếu trong trường hợp người hướng dẫn viên là một người không trực tiếp sống trên địa bàn Đà Lạt. khi đến đây họ chỉ biết nói nhưgx gì họ đã biết, những gì mà họ đã được học… còn những điểm, những nơi, nhưng con đường, hẻm phố thay đổi như thể nào thì hoàn toàn họ không biết.

Chúng tôi đã trực tiếp tham gia trên một chuyến đi của cán bộ cong chức Huyện Yên Thành – Nghệ An đi Tuor đường dài và người hướng dẫn viên của họ là môt cô gái người Hà Tĩnh. Khi đoàn đến Đà Lạt cố hướng dẫn viên đó chỉ biết đến những địa danh nổi tiếng như: thung lũng tình yêu, đồi mộng mơ, công viên hoa hay chợ Đà Lạt…

Hoàn toàn bị thu động trong trường hợp đó.

Trong khi chúng tôi không được đào tạo về chuyên môn nhưng do đặc trưng là chúng tôi đang sinh sống trên địa bàn Đà Lạt nên chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn cho khách nhưng nơi đoàn đi qua…

Và chính sự tự túc của đoàn đó lại vô tình làm cho du khách và người dân Đà Lạt có một khoảng cách nhất định…

Du khách đi theo đoàn, chỗ ăn ngủ… đã được chuẩn bị hoàn toàn đó cũng là một điều rất tuyệt vời cho những người ở xa đến nhưng cộng với một hướng đẫn viên “không chuyên” của Đà Lạt thì mục đích mà du khách mong muốn khi đến nới đây sẽ không đạt được toàn vẹn…

Theo sự đánh gía của những du khách thì những gì chúng tôi nói giúp họ hiểu rõ hơn về Đà Lạt.

Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực đã không đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho du khách khi đến nơi đây. Trong khi đội ngũ hướng dẫn viên của chúng tar a trường vẫn còn rất nhiều người khong có việc làm…

Cho nên, các ban ngành, đoàn thể trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có sự linh động, nhạy bén kịp thời để tránh dần

tình trạng khách đến Đà Lạt và ra về trong ý nghĩ “cái gì cũng biết nhưng cái gì cũng không rỏ”về đất Đà Lạt thơ mộng, con người Đà Lạt hiền hòa mên khách, ẩm thực Đà Lạt là sự kết hợp của nhiều vùng miền…

Và theo chúng tôi, Nhà nước nên có chính sách cho đội ngủ hướng dẫn viên “không chuyên” của Đà Lạt như những bác xe lai, những người thợ chụp ảnh hay cả những người bán hang rong… được hoạt động một cách chính thức, vi chính những người đó là những người rất am hiểu về cảnh vật, con người, khí hậu nơi đây…

Tạo cho việc sử dụng nguồn nhân lực ngày một hợp lý hơn và đạt được mục tiêu của ngành đề ra…

- Hướng dẫn viên theo tour ngắn trong Đà Lạt

Nhân lực du lịch: Cầu cao, cung èo uột

lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt ngày càng nhiều.

Trong phạm vi thành phố Đà Lạt, số lượng sinh viên, học viên được đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng cho đến trung cấp nghề về chuyên ngành du lịch rất nhiều, có đến hàng trăm “nhân viên du lich” ra trường…

Nhưng trong đó, số lượng hướng dẫn viên du lịch giỏi về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ nằm trong một con số khá khiêm tốn. Mà lượng khách du lịch đến Đà Lạt phần lớn là du khách nước ngoài.

Mặt khác, tại các khách sạn 3, 4 sao như Blue Moon, Novotel, Sammy... lượng du khách là người nước ngoài đến ở chiếm 1/3; khi được hỏi thăm về nguồn hướng dẫn viên du lịch tại đây thì câu trả lời là “Khách sạn không bao gồm dịch vụ này”, khách du lịch thường phải tự mình tìm hiểu hoặc liên hệ đến các trung tâm lữ hành để hỏi chi tiết cụ thể, phần lớn là người nước ngoài tự mình đi tham quan.

Mà khách sạn chỉ chú trọng đến đội ngủ quản lý và tiếp tân, phục vụ phòng…

Tại khách san Blue Moon, mặc dù khách nước ngoài chiến 1/3 số lượng khách nhưng không có hướng dẫn viên riêng của khách sạn, mà những người hướng dẫn chủ yếu là quản lý và các nhân viên tại các bộ phận của khách sạn….

Ngay cả một khách sạn lớn như Blue Moon cũng chưa tạo lập cho mình một đội ngủ nhân viên đầy đủ và hoạt động theo chuyên môn. Mà chỉ theo tiêu chí “ tận dụng” nguồn nhân lực…

Thiếu nguồn hướng dẫn viên du lịch, thiếu tính chủ động…

Nhóm chúng tôi đi thực tế tại nhà xe Phương Trang trên đường Phan Châu Trinh. Vô tình chúng tôi gặp cảnh một cặp nhân tình người Anh đang chờ ở bến để lên chuyến xe đặt trước. khi một chuyến xe chuẩn bị khởi hành họ mang hành lý lên thì có một chị là người đồng hành cùng khách của công ty Phương Trang chặn lại và hỏi “ where Nha Trang?” thấy 2 người khách không nói gì chị nói tiêp “ Nha Trang where?”. Cuối cùng người con trai nói “ I don’t know ” ….

Một thực tế chứng minh sự thiếu chuyên môn nghiệp vụ của đội ngủ hướng dẫn viên. Đó là một trong những lý do khiến khách du lịch nước ngoài đến Đà Lạt chỉ đúng 1 lần duy nhất và không quay trở lại.

Đối với khách du lịch là khách địa phương, họ thường phải liên hệ với Trung tâm lữ hành, đặt 1 tour tham quan Đà Lạt trong ngày, người hướng dẫn viên du lịch đồng thời kiêm nhiệm luôn lái xe sẽ đưa khách đi tham quan. Khi hỏi về kiến thức lịch sử, văn hoá của địa điểm du lịch họ chỉ nói những thông tin chung chung nhất, một cách qua loa, đại khái. Hoặc thông qua người quen, liên lạc với người thân sống tại đây mà khách du lịch có người dẫn đường, giới thiệu.

Mặc dù Đà Lạt là một điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước nhưng nguồn hướng dẫn viên du lcịh tại đây không đông đảo, yếu kém về trình độ ngoại ngữ lẫn nghiệp vụ kiến thức.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w