Giải pháp chung đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam (Trang 30 - 32)

III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam

2. Giải pháp chung đối với Việt Nam

Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT.

• Ngân hàng Trung ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

• Hoàn thiện các thủ tục dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới cho vay với lãi suất thấp. Hoàn thiện và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về séc.

• Hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm bù trừ séc tại một số thành phố lớn

Thứ hai, cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT.

Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Phấn đấu đến cuối năm 2010, tại khu vực doanh nghiệp, có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng và đến năm 2020 đạt 95%.

• Một hình thức thanh toán cũng được NHNN nhắc tới đó là sử dụng thẻ thương mại. Về bản chất nó giống như thẻ thanh toán ngân hàng nhưng

sử dụng cho các tổ chức. Các thẻ thanh toán kiểu này đã được Visa, MasterCard phát triển trên thế giới, cho phép những người có thẩm quyền sử dụng ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp để chi trả thay tiền mặt khi thanh toán tiền xăng, tiền mua văn phòng phẩm, công tác phí... Tiền sẽ được tự động trích từ tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp đến nhà cung cấp.

• Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm chuyển mạch kết nối máy ATM

Thứ ba, cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại.

• Chúng ta cũng cần đầu tư và tổ chức được hệ thống kế toán thanh toán theo mô hình tập trung hóa tài khoản.

• Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM.

• Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.

• Tăng cường các dịch vụ mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán qua ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Bốn là, Nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.

Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân, thanh toán dưới 5 triệu đồng, đối với tổ chức dưới 10 triệu đồng được sử dụng tiền mặt, trên mức

đó phải thanh toán KDTM. Đồng thời phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thứ năm, yếu tố về con người.

• Chúng ta cần tăng cường đào tạo nhân lực, cụ thể là đội ngũ cán bộ ngân hàng chuyên nghiệp và có trình độ trong việc ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

• Cũng như khuyến khích và phổ biến tới người dân cách thức và thói quen thanh toán với thẻ, sec...

Một phần của tài liệu Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w