Bài học kinh nghiệm thu hút FDI

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)

3.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

Nghiên cứu về sự phát triển của một số nước trong khu vực chúng ta thấy rằng mọi quốc gia đều coi trọng và đánh giá cao vốn đầu tư nước ngoài, coi nó là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Với tình hình nguồn vốn có hạn, trong khi nhu cầu của các quốc gia (cả quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển) lại rất lớn, nhu cầu ngày càng tăng. Hơn nữa, do xu thế tồn cầu hố, khu vực hố, nhiều nước đang tiến hành cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế dẫn đến mỗi nước đều tìm cách cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI ngày càng nhiều hơn vào nước mình, đã tạo ra một thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt.

- Trung Quốc:

Từ năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thu hút FDI.

Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Trung Quốc là chính sách thuế. Trung Quốc đã ban hành nhiều loại thuế riêng cho hình thức đầu tư hợp tác kinh doanh, liên doanh 100% vốn nước ngoài và cho 14 thành phố ven biển, tại 14 thành phố ven biển các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được giảm thuế lợi tức 15% so với khu vực khác. Các liên doanh đầu tư từ 10 năm trở lên được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi có lãi và giảm 50% cho 3 năm tiếp

theo. Nếu liên doanh đầu tư vào vùng khó khăn sẽ được giảm tiếp từ 15-30% trong vịng 10 năm. Nếu liên doanh áp dụng công nghệ tiên tiến được giảm 50% thuế so với doanh nghiệp cùng loại nhưng khơng có cơng nghiệp.

Về thủ tục hành chính, Trung Quốc phân cấp mạnh cho các địa phương về thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư tạo điều kiện thủ tục thơng thống.

Các khu như Thẩm Quyến, Chu Hải, Hạ Mơn và Hải nam có chế độ thuế đặc biệt cho các hoạt động. Các đặc khu và Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam được phép có quy định riêng về tất cả các vấn đề kinh tế của các đặc khu để trình Chính phủ Trung Quốc phê duyệt.

Các đặc khu được tự quyết định mức đầu tư cao nhất vào các cơng trình sản xuất là 30 tr.USD. Các đặc khu khác nhau có các ưu đãi khác nhau trong việc trả tiền sử dụng đất, thời hạn thuê đất… Vì vậy trong thời gian ngắn nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển năng động.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đứng đầu trong khu vực và đứng thứ 2 thế giới ( sau Mỹ) về khối lượng FDI thu hút. Để phục vụ cho KH phát triển kinh tế xã hội của TQ đến năm 2010, TQ dự định thu hút đầu tư kinh doanh ở mức không dưới 3o tỉ USD/ năm.

- Singapore:

Là một quốc gia nhỏ, dân số 3 triệu người, diện tích 636 km2. Để thu hút FDI, chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách, biện pháp mạnh mẽ, kịp thời.

Nói chung về pháp luật, đầu tư nước ngoài được hưởng các quy chế chung như nhà đầu tư trong nước. Việc đối xữ bình đẳng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước là một nét đặc thù trong chính sách thu hút vốn đầu tư của Singapore và mang lại kết quả tốt.

Singapore có một số kế hoạch định hướng để lái các luồng đầu tư theo hướng phục vụ công cuộc phát triển công nghiệp.

+ Tạo mơi trường kinh tế xã hội tài chính ổn định để tạo tâm lý cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn kinh doanh.

+Hạ tầng cơ sở phát triển tốt như bến cảng, đường sá, kho ngoại quan. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, với việc xây dựng hệ thống cảng biển, kho ngoại quan hiện đại, chính sách thơng thống Singapore đã trở thành trung

tâm vận chuyển thương mại của khu vực và thế giới. Với sự ổn định của tình hình chính trị xã hội, sự thuận lợi và hiện đại của cơ sở hạ tầng, Singapore đã thu hút được nhiều dự án nước ngoài. Đến nay, Singapore trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao: 23-28000 USD.

- Các nước NICs

Các chính sách và giải pháp lớn nhằm thu hút FDI của các nước NICs như sau:

+ Chuyển chiến lược phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, nguồn vốn FDI được xác định đóng vai trị quan trọng, do đó các qc gia này có quan điểm cởi mở.

Chính phủ đảm bảo cho các nhà đầu tư không bị trưng thu sở hữu của họ và được đền bù trong trường hợp quốc hữu hoá.

Tạo quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp có vốn FDI cũng như các quy định thuận lợi về di chuyển vốn và lợi nhuận.

Xoá bỏ thủ tục phiền hà, giảm thiểu hàng rào bảo hộ mậu dịch và khơi thông mạnh nguồn đầu tư bán hàng hố.

Có chính sách thuế khuyến khích để nhà đầu tư thu lợi nhuận hợp lý, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng dự án ở những vùng cần phát triển , đẩy mạnh hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu địa phương, ứng dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường…

3.2.2 Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công.

Hai là, các chủ trương, phương hướng lớn phải được nhanh chóng thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về ĐTNN

phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thơng lệ quốc tế có chú ý tới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ thể hiện tính khuyến khích và canh tranh cao so với các nước trong khu vực, có tính tới quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút đầu tư phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện.

Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy cơng quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, khơng làm tăng chi phí, khơng gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Bốn là, công tác cán bộ cần ln được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.

Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp việt nam (Trang 37 - 40)