1 Trưởng phòng
Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Thanh tra Bộ quản lý, điều hành công việc chung của phòng và những công việc khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ.
01
2
Phó Trưởng phòng
- Giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về một số lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công.
- Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Thanh tra Bộ.
01
3 Công chức - Tham mưu thực hiện thanh tra hành chính và công tác phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Thanh tra Bộ và Trưởng phòng.
Tổng cộng 35
Như vậy, tổng số biên chế (theo vị trí việc làm và cơ cấu theo ngạch) sau khi kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức của Thanh tra Bộ là 35 (nhiều hơn chỉ tiêu biên chế được giao năm 2019 (26) là 9 biên chế).
5. Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ thanh tra viên.
Thứ nhất: đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, thanh
tra viên vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thứ hai: thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và cộng
tác viên thanh tra.
Thứ ba: đề nâng cao năng lực của công chức trong ngành bằng các giải pháp
khác như: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của công chức, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, tránh tình trạng gửi gắm vào làm dù không có trình độ,...Tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các đoàn thanh tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ thanh tra suy thoái đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ.
6. Giải pháp về tăng cường sự phối hợp
Phối hợp ở đây bao gồm phối hợp bên trong (giữa Thanh tra Bộ với các cơ quan chuyên môn của Bộ) và phối hợp với các cơ quan bên ngoài.
6.1. Với cơ quan bên ngoài Bộ
Với cơ quan bên ngoài Bộ, cần xây dựng, hoàn thiện các quy định, cơ chế phối hợp giữa các cấp, các tổ chức trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát trong lĩnh vực nội vụ, cụ thể là:
Theo quy định thì hoạt động thanh tra chuyên ngành không chỉ do Thanh tra Bộ tiến hành mà còn do các cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thực hiện là Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Tại khoản 1, Điều 30, Luật Thanh tra 2010 quy định: " Cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. "
Tại Điều 34, Luật Thanh tra 2010 quy định: " Người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra "
Như vậy, hoạt động thanh tra chuyên ngành ở các Tổng cục, Cục thuộc Bộ chủ yếu dựa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu Tổng cục, Cục và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan nên cũng phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan.
Trong khi đó, xét về mặt hành chính thì Chánh Thanh tra bộ và người đứng đầu các Tổng cục, Cục thuộc Bộ là ngang cấp; vì vậy nếu không quy định rõ mối quan hệ lãnh đạo giữa Chánh Thanh tra bộ và người đứng đầu các Tổng cục, Cục thuộc Bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thì rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
Cùng với các Cục thuộc Bộ; Thanh tra Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Thanh tra 2010: “Chánh Thanh tra sở do
Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh”, việc quy định này đã khiến lãnh đạo Thanh tra hoàn toàn lệ thuộc vào Giám
đốc Sở; đồng thời sẽ làm cho hoạt động thanh tra khó có thể độc lập, khách quan khi đối tượng thanh tra chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính và chủ thể tham gia chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Mặc dù về
mặt tổ chức, Thanh tra sở là một phòng ban của Sở, tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc của hoạt động thanh tra tuân theo pháp luật (tương tự như tính độc lập trong xét xử của tòa án) thì cần có những quy định đặc thù về mặt tổ chức thanh tra chuyên ngành. Hơn nữa, Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc sở; Thanh tra bộ chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở. Do đó, cần phải sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò của Chánh Thanh tra bộ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Sở trước khi Giám đốc sở quyết định. Theo đó, điều luật trên nên điều chỉnh “Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và phải có sự đồng ý của Chánh Thanh tra bộ và Chánh Thanh tra tỉnh”; đồng thời phải quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm phối hợp giữa Chánh Thanh tra bộ với Giám đốc Sở Nội vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên ngành, đảm bảo hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ được đồng bộ, toàn diện, thông suất, kịp thời, hiệu quả.
6.2. Với cơ quan bên trong Bộ
Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ để thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt, chủ động bố trí nhân sự và tạo mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài Bộ để chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho các bước thực hiện đối với từng nội dung thanh tra. Tạo sự phối hợp chặt chẽ đối với các địa phương trên cả nước trong công tác thanh tra, kiểm tra về nội vụ. Thực hiện tốt việc tổng hợp, theo dõi, nắm tình hình việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các Sở Nội vụ. Tăng cường theo dõi, đôn đốc các địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về công tác nội vụ của địa phương mình
III. KẾT LUẬN
Yêu cầu phát triển đất nước cũng như yêu cầu của công cuộc cải cách toàn diện nền hành chính đang đặt ra cho ngành Thanh tra nói chung và ngành Thanh tra nội vụ nói riêng những đòi hỏi cấp thiết, cần phải hoàn thiện, đổi mới hệ thống thanh tra. Đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp, nặng nề và cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Luật Thanh tra năm 2010 ra đời và triển khai trong thực tiễn đã góp phần củng cố nền móng pháp lý vững chắc cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra. Trên cơ sở đó, các cơ quan được trao nhiệm vụ thanh tra cũng cần tiến hành kiện toàn tổ chức và hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Từ thực tiễn thực tập tại Thanh tra Bộ Nội vụ, kết hợp với cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động thanh tra; người viết đã đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện, đổi mới tổ chức cơ quan Thanh tra Bộ Nội vụ. Trong tình hình mới, đây là những vấn đề có tính lý luận để luận giải cho quá trình phát triển công tác ngành thanh tra. Hy vọng rằng, những kiến nghị đã nêu trên sẽ giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng trong tổ chức cơ quan Thanh tra Bộ, góp phần hoàn thiện cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh, “là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, xây dựng nền hành chính nhà nước liêm chính, phục vụ, hiệu lực, hiệu quả.