KẾ TOÁN PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN Ỏ DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán xây dựng cơ bản: Chương 6 (Trang 32 - 33)

1. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:

1.1 Nội dung:

- Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp.

- Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính là số thu nhập lớn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động như: cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoản, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn gốc và quỹ, lãi vốn góp kinh doanh...

+ Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được huỷ bỏ, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản...

1.2. Nguyên tắc:

Theo chế độ hiện hành đối với các doanh nghiệp nhà nước, lợi nhuận được phân phối theo thứ tự như sau:

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.

Hàng quý doanh nghiệp tiến hành tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách dựa trên cơ sở lợi nhuận thực tế đạt được trong quý theo kê khai của doanh nghiệp. Theo quyết toán được duyệt, xác định số phải nộp trong năm, lúc đó doanh nghiệp tiến hành nộp bổ sung hoặc thoái thu về số thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

- Trả tiền phạt như tiền phạt vi phạm kỷ luật thu ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn (sau khi trừ tiền phạt tập thể và cá nhân mà doanh nghiệp thu được), các khoản chi phí thực tế đã cho nhưng không được tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trích bổ sung vào vồn Nhà nước (TK411) số tiền bằng 1,8% số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm TK 411 và TK 441

- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Phần lợi nhuận còn lại trích lập các quỹ của doanh nghiệp như sau:

+ Quỹ đầu tư phát triển: trích từ tỷ lệ quy định trở lên không hạn chế mức tối đa. + Quỹ dự trữ gồm dự phòng tài chính.

+ Số còn lại sau khi trích các quỹ trên được trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Trường hợp trích 1 quỹ này không đủ 2 tháng lương thực hiện thì doanh nghiệp được giảm trích bổ sung vốn kinh doanh lên trên để đảm bảo mức trích 2 quỹ này bằng 2 tháng lương thực hiện; Mức giảm tối đã bằng mức trích bổ sung vốn.

2. Tài khoản sử dụng:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán xây dựng cơ bản: Chương 6 (Trang 32 - 33)