TÀI KHOẢN 335 CHI PHÍ PHẢI TRẢ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán xây dựng cơ bản: Chương 4 (Trang 30 - 34)

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong các kỳ sau.

Được hạch toán vào các tài khoản này những chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động SXKD kỳ này cho các hoạt động chịu chi phí để đảm bảo chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí SXKD.

Về nguyên tắc hạch toán khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán kế toán phải tôn trọng sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh của kỳ kế toán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả;

- Só chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế chi phí bảo hành công trình xây dựng khi hết thời hạn bảo hành được hạch toán vào thu nhập khác.

Bên Có:

- Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động SXKD; - Trích trước khoán chi phí bảo hành công trình xây dưng, lắp đặt vào chi phí sản xuất chung;

- Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số trích trước được tính vào chi phí.

Số dư bên Có:

Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD nhưng thực tế chưa phát sinh.

Tài khoản 335 - Chi phí trả trước, có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 3351 - Trích trước chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp theo quy định hiện hành.

Lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình và theo các quy định hiện hành (Quy chế bảo hành công trình và Quy định tài chính).

- Tài khoản 3352 - Chi phí phải trả: Dùng để phản ánh các khoản chi được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, sẽ phát sinh trong kỳ sau (dự tính sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo mùa, vụ, các khoản lãi tiền vay chưa đến kỳ trả, dự tính về tiền điện, điện thoại, ... đã sử dụng trong kỳ nhưng chưa nhận được hoá đơn,...).

- Tài khoản 3353 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.

3.2. Phương pháp kế toán:

(1). Tính trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả (3352)

(2). Khi xác định tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (3352)

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên (3341)

(3). Tính trước vào chi phí hoạt động SXKD số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335 - Chi phí phải trả (3352)

(4). Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh thuộc dự toán của khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự tính trước, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (3352)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2413)

(5). Tính trước và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh về những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Chi phí phải trả (3352)

(6). Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)(nếu có)

Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên (3341)

(7). Hoàn nhập các khoản chi phí đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính và chi phí sản xuất, kinh doanh lớn hơn số chi phíthực tế phát sinh trong kỳ này, ghi giảm chi phí:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có các TK 623, 627, 641, 642

(8). Định kỳ tính lãi vay phải trả trong kỳ kế toán nhưng sẽ trả trong kỳ kinh doanh tới, ghi:

Nợ TK 241, 627 (Nếu được vốn hoá chi phí lãi tiền vay vào giá trị tài sản dở dang) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 335 - Chi phí phải trả

(9). Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình: - Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xaúat chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (nếu đã tính trước)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

- Hết thời hạn bảo hành công trình xây, lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 711 - Thu nhập khác

(10). Riêng phần quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 3353 được trình bày tại Chương V - Tiền lương và các khoản trích theo lương

Ví dụ kế toán chi phí phải trả:

Trong quý I năm 2004 tại Công ty Xây dựng 14 có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV: 65.000.000đ, trong đó công nhân thi công: 30.000.000đ, công nhân sử dụng máy: 15.000.000đ, nhân viên quản lý đội: 10.000.000đ, nhân viên quản lý công ty: 10.000.000đ.

2. Trích trước tiền chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thuộc bộ phận văn phòng đội: 34.000.000đ

3. Trích ra số lãi phải trả cuối quý cho số tiền vay để xây dựng trụ sở mới của công ty là: 25.000.000đ.

4. Dự tính chi phí phải trả cho thời gian ngừng việc theo kế hoạch của: - Bộ phận sử dụng máy thi công: 3.000.000đ

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 6.000.000đ - Bộ phận quản lý đội: 4.000.000đ

5. Xác định tiền lương thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép: 65.000.000đ, trong đó công nhân thi công: 30.000.000đ, công nhân sử dụng máy: 15.000.000đ, nhân viên quản lý đội: 10.000.000đ, nhân viên quản lý công ty: 10.000.000đ.

6. Công việc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở văn phòng đội đã hoàn thành, chi phí thực tế là: 27.000.000đ; TSCĐ đã được bàn giao và đưa vào sử dụng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

Giải: Định khoản kế toán:

Đơn vị tính: 1.000đ 1. Nợ TK 622: 30.000 Nợ TK 623: 15.000 Nợ TK 627: 10.000 Nợ TK 642: 10.000 Có TK 335: 65.000 2. Nợ TK 627: 34.000 Có TK 335: 34.000 3. Nợ TK 241: 25.000 Có TK 335: 25.000 4. Nợ TK 623: 3.000 Nợ TK 642: 6.000 Nợ TK 627: 4.000 Có TK 335: 13.000 5. Nợ TK 335: 65.000 Có TK 334: 65.000 6a. Nợ TK 335: 27.000 Có TK 241: 27.000 6b. Nợ TK 335: 7.000 Có TK 711: 7.000

Một phần của tài liệu Bài giảng Kế toán xây dựng cơ bản: Chương 4 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)