Rào phân hạch hạt nhân chẵn-chẵn 240Pu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của biến dạng bát cực đối với các hạt nhân nặng (Trang 33 - 34)

Những nghiên cứu về sự phĩng xạ của Uranium và Thorium kích thích bởi neutron đã được thực hiện bởi các nhĩm khác nhau từ năm 1934 đến năm 1938: nhĩm Berlin (L. Meitner, O. Hahn và F. Strassman) [32], và nhĩm Paris (I. Curie và P. Savitch [15] và F. Joliot). Từ đĩ nhĩm Berlin đã phát hiện ra hiện tượng phân hạch và hiện tượng này đã được giải thích bằng mẫu giọt chất lỏng tích điện xây dựng bởi N. Bohr và Wheeler vào năm 1937 [6]. Vì vậy cĩ thể xem như N. Bohr và J. A. Wheeler là những người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết để giải thích hiện tượng phân hạch hạt nhân [7]. O. Hahn đã nhận được giải Nobel Hĩa học bởi sự phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân nặng.

Mẫu vĩ mơ của N. Bohr và J. A. Wheeler đã tính được năng lượng của phản ứng phân hạch cũng như lần đầu tiên đưa ra khái niệm về rào phân hạch hạt nhân. Tuy nhiên mẫu này khơng thể giải thích được sự gia tăng biến dạng tứ cực trong vùng hạt nhân nặng và đất hiếm. V. M. Strutinsky đã phát triển mẫu vĩ-vi mơ dựa trên mẫu giọt chất lỏng của Bohr. Trong mẫu này, năng lượng của hạt nhân bao gồm năng lượng của mẫu giọt chất lỏng và một hiệu chỉnh phụ thuộc vào số hạt của hệ và biến dạng của hệ. Mẫu này đã được ứng dụng để tính rào phân hạch với các thế khác nhau trong các tính tốn của S. G. Nilsson và P. Moller [34]. Vào khoảng thời gian này, các tính tốn hồn tồn vi mơ cho hạt nhân đã được thực hiện bởi D. Vautherin và D. M. Brink [42] sử dụng xâp xỉ Hartree-Fock. Các tính tốn này đã được mở rộng cho các hạt nhân biến dạng lớn bởi P. Quentin và H. Flocard [19]. Lần đầu tiên họ đã thu được đường phân

hạch hai đỉnh hồn tồn vi mơ cho hạt nhân 240Pu. Tuy nhiên chiều cao của rào phân

hạch thứ hai quá cao so với thực nghiệm.M. Brack và P. Quentin cũng đã tìm lại được các kết quả của V. M. Strutinsky [13] bằng xấp xỉ trường trung bình vi mơ cĩ tính đến tương tác cặp Hartree-Fock-Bogoliubov (HFB). Kể từ đĩ rất nhiều các tính tốn HFB

26

cho rào phân hạch hạt nhân đã được thực hiện [8],[17].Chiều cao của rào phân hạch

thứ hai của hạt nhân 240Pu của nhĩm Bruyeres và Chaatel nêu trên là 7.3 MeV so với

giá trị thực nghiệm là 5.1 MeV [11]. Rất lâu sau đĩ L. Bonneau và nhĩm CENBG đã đạt đến độ chính xác khoảng 1 MeV so với giá trị thực nghiệm khi thực hiện các tính tốn rào phân hạch bất đối xứng thứ hai sử dụng xấp xỉ HF+BCS với lực SkM* cho

hạt nhân 240Pu [10], [11]. Ngay sau đĩ, T. V. Nhan Hao đã thu được chiều cao rào

phân hạch thứ hai cho 240Pu là 5.5 MeV [22], [23], [24] bằng xấp xỉ HTDA và sự khơi

phục lại đối xứng gương. Mục tiêu của chúng tơi là nghiên cứu rào phân hạch hạt nhân một cách hồn chỉnh (rào phân hạch thứ nhất và thứ hai) và một cách hệ thống (từ hạt nhân chẵn-chẵn cho đến chẵn-lẻ bằng xấp xỉ HF+BCS cũng như HTDA).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của biến dạng bát cực đối với các hạt nhân nặng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)