2. NỘI DUNG CỤ THỂ Mức độ cần đạt Nội dung
2.2.1. Kỹ năng nghe
a. Năng lực chung:
- Nghe và hiểu được bài phát biểu, diễn văn sử dụng ngôn từ chuẩn, trực tiếp hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình về các chủ đề khác nhau thường gặp trong cuộc sống cá nhân, xã hội, trong khoa học và giáo dục đào tạo. Chỉ gặp khó khăn khi bị nhiễu, có tiếng ồn, cấu trúc văn bản nói không đầy đủ hoặc trong văn bản có sử dụng thành ngữ khó, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu.
- Nghe hiểu được ý chính của bài phát biểu (trình bày bằng một phương ngữ phổ thông) với lời nói phức tạp, chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các cuộc thảo luận có nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của người học.
- Theo dõi được bài phát biểu mở rộng và cuộc thảo luận có chủ đề hợp lý, quen thuộc, có cấu trúc rõ ràng.
b. Năng lực cụ thể:
b. Năng lực cụ thể:
a. Định hướng dạy học
- Luyện nói và đọc có trọng âm trong các tổ hợp song tiết. Ví dụ, gạch chân từ có trọng âm; nghe và đánh dấu những từ mang trọng âm,...
Đối với những người học ở trình độ cao hơn thì có thể dùng hệ thống kí hiệu mà các nhà Việt ngữ học hay sử dụng, như: (01) hay (00).
- Luyện nói và đọc câu nói có trọng âm. Ví dụ: đen sì (01); đỏ nhừ (01); đỏ chóe (01); đỏ khé (01); đỏ au (01)...v.v.
b. Yêu cầu cần đạt được Người học có khả năng:
- Hiểu và thể hiện được (nói/ đọc) trọng âm, đồng thời, xem xét những mức độ mạnh yếu khác nhau của trọng âm. - Đánh dấu được trọng âm trong những tổ hợp song tiết đã học.
- Nhận biết được và có khả năng làm nổi bật lên trọng tâm thông tin của câu.
c. Phương pháp phát triển kỹ năng
Học viên tìm đánh dấu trọng tâm thông tin của ngữ đoạn, câu. Ví dụ:
- Nóyêucô ấy (nhấn mạnh “yêu”). -Nóyêu cô ấy (nhấn mạnh “Nó”).