Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD, Sinh học, Công nghệ hãy làm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí (Trang 26 - 30)

- Hình thức: Dạy học dự án.

3Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD, Sinh học, Công nghệ hãy làm

rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

Thông tin

1. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử-tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học….

3. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

4. Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

6. Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước

7. Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (2)Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế Tìm hiểu xu hướng khu vực hóa kinh tế

Nhiệm vụ : Sưu tầm tài liệu, vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp với sách giáo khoa Địa lí

11 (Bài 2) và những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi Nội dung

1 Xu hướng khu vực hóa kinh tế được biểu hiện như thế nào? 2 Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

3 Khoanh vùng lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ hành chính thế giới.

4 Những nhận định sau đúng hay sai:

Nhận định Đúng/Sai

Sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới khiến những quốc gia có nét

tương đồng đã liên kết với nhau thành các tổ chức. Đúng/Sai Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế

khác nhau liên kết để xây dựng một cơ cấu kinh tế khu

vực đa dạng. Đúng/Sai

Các quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh

tế liên kết với nhau. Đúng/Sai

Các nước liên kết với nhau để tăng cường sức mạnh

quốc phòng. Đúng/Sai

5 Dựa vào bảng số liệu sau:

Tên tổ chức Số dân

(triệu người)

GDP(tỉ USD) (tỉ USD)

Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA)

435,7 13323,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên minh châu Âu (EU)

459,7 12690,5

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

555,3 799,9

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC)

2648,0 23008,1

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)

232,4 776,6

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Toán hãy so sánh số dân và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và rút ra nhận xét về quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?

6 Điền nội dung và phân tích sơ đồ sau:

7 Vận dụng kiến thức liên môn: Tin học, Địa lí khai thác thông tin từ các

địa chỉ website:

www.bienphongvietnam.vn › ... › Đối ngoại Biên phòng

nghiencuuquocte.net/.../cong-dong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thach-thuc-... voer.edu.vn/m/co-hoi-va-thach-thuc...viet-nam...nhap...gioi/e8ba42d1

www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2578/.../Co-hoi-va-thach-thuc-tham...kinh-te...

Hãy làm rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực.

PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (3)

Nhiệm vụ : Sưu tầm tài liệu, vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp với sách giáo khoa Địa lí

11 (Bài 1) và những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi Nội dung

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí (Trang 26 - 30)