Những bài học rút ra cho Việt Nam về quản lý nợ công

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý nợ công tại VN (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

3.2 Những bài học rút ra cho Việt Nam về quản lý nợ công

Qua tìm hiểu những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại về QLNC của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam về QLNC trong bối cảnh hội nhập quốc tế như sau:

Thứ nhất, phạm vi QLNC nên bao gồm toàn bộ các nghĩa vụ tài chính chủ yếu mà CP trung ương thực hiện kiểm soát: cần kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ dự phòng và các khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân nhằm đảm bảo an ninh tài chính-tiền tệ quốc gia.

Thứ hai, mục tiêu QLNC cần tập trung vào việc đảm bảo các nhu cầu và nghĩa vụ chi trả của CP được thỏa mãn với chi phí thấp nhất có thể trong trung và dài hạn, tương ứng với mức độ rủi ro thận trọng

Thứ ba, cơ quan quản lý nợ phải quản lý thống nhất, xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan QLNC, trách bị sự chi phối bởi các yếu tố quản lý khác có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu QLNC

Thứ tư, cần xây dựng khung pháp lý theo chuẩn mực quốc tế cho hoạt động QLNC nếu không có quy định pháp lý cụ thể trong QLNC sẽ dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý, trong trách nhiệm giải trình,…Điều đó gây trở ngại lớn cho hoạt động quản lý nợ, đồng thời khung pháp lý sẽ tạo điều kiện đảm bảo tính công khai và minh bạch của các cơ quan QLNC.

Thứ năm, cần xây dựng chiến lược nợ công rõ ràng và hiệu quả, đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu, các giải pháp mà chiến lược đã đề ra

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý, giám sát rủi ro về nợ công và phát triển thị trường nợ hiệu quả: quản lý rủi ro nợ có ý nghĩa quyết định để đạt được các mục tiêu quản lý nợ, nó giúp giảm thiểu chi phí, tránh được các cuộc khủng hoảng nợ.

Thứ bảy, thông tin nợ công cần được theo dõi cẩn trọng và thường xuyên cập nhật để có những quyết sách kịp thời. Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ công là hết sức cần thiết và quan trọng

Thứ tám, phải có chính sách và giành nguồn lực cần thiết để phát triển chiều sâu của hệ thống tài chính, nhằm kiểm soát nợ công nước ngoài: cách tốt nhất để có mức nợ nước ngoài hợp lý là tăng khả năng thu hút tiết kiệm nội địa thông qua hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, có chiều sâu.

Nợ công được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến.Trong những năm gần đây, nợ công của Việt Nam luôn được đánh giá là đang “nằm trong ngưỡng an toàn”. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công nước ta đang tăng nhanh chóng, nguy cơ vượt trần đang trực chờ. Chính vì vậy mà chính phủ cần những giải pháp để duy trì khả năng trả nợ và tìm lối ra cho nợ công Việt Nam quản lý nợ công một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý nợ công tại VN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w