7- Đặc trƣng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ
7.4.2. Võ giáo thời Lý – Trần – Hồ:
Tiếp thu và phát triển truyền thống thƣợng võ của dân tôc, các vua quan Lý Trần cũng rất quan tâm cả hai mặt, đều có ý thức “sùng văn, chuộng võ”.
Trong Đại Việt sử ký toàn thƣ, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đánh giá cao một số vua quan Lý – Trần cả về văn lẫn võ. Sự chăm lo võ bị, võ giáo xuất phát từ yêu cầu của lịch sử từ TK XI đến TK XIII.
Ở cuối mỗi triều đại, mâu thuẫn trong nội bộ các phe phái, tập đoàn phong kiến, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiếm thống trị với quần chúng nhân dân trở nên quyết liệt. Nhiều cuộc chiến tranh nội bộ phong kiến, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã làm cho chế độ thống trị lung lay. Ở bên ngoài, các thế lực xâm lƣợc. Tống, Nguyên Mông thƣờng xuyên đe dọa và nhiều lần tấn công thôn tính. Bởi vậy, cả 3 triều đại Lý – Trần – Hồ đều chú ý xây dựng quân đội quốc gia hùng mạch bao gồm các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tƣợng binh. Với chính sách “ngụ binh ƣ nông”, khi có chiến tranh nhà nƣớc có thể dễ dàng huy động hàng chục vạn quân môt lúc.
các thủ lĩnh quân sự dân tộc đều có lực lƣợng quân đội riêng, hỗ trợ quân đội chính quy. Tuy nhiên, với quan niệm “binh quý ở tính không quý ở nhiều”. Các vua quan Lý – Trần rất chú ý đến chất lƣợng quân đội, nên đã đào tạo nên nhiều tƣớng giỏi. Quân sĩ cũng tinh nhuệ vì thƣờng xuyên có luyện tập, diễn tập. Về mặt lý thuyết quân sự, đƣợc học binh thƣ, võ kinh, võ nghệ. Dƣới thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh đô Thăng Long gồm điện Kiên Nguyên làm nơi coi chầu, hai bên có điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Lại cho lập kho đạn, xây thành, đào hào. Năm 1170 (canh dần) vua Lý Anh Tông cùng các quan võ hàng ngày tập bắn, cƣỡi ngựa và học phép đánh giặc, phá trận ở Xạ Đình (phía nam thành Đại La). Có thể thấy ở đời Lý, bản thân các nhà vua rất coi trọng tiêu chuẩn năng lực quân sự khi cất nhắc, bổ sung các tƣớng sĩ, đồng thời gƣơng mẫu trong luyện tập quân sự, rèn luyện sức khỏe, và khi cần, tự thống lĩnh quân sĩ ra trận đánh dẹp. Thái độ ấy có tác dụng to lớn đối với tƣớng sĩ, cổ vũ phong trào rất mạnh. Danh tƣớng Lý Thƣờng Kiệt với bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành giỏi cả văn lẫn võ là những trụ cột vững chắc của triều đình và đất nƣớc.
Sang thời Trần, sự nghiệp quân sự nói chung, võ giáo nói riêng lại càng đƣợc đề cao. Năm 1253 (tháng 8, Quý sửu), Trần Thái Tông, bên cạnh việc lập Quốc học viện, còn mở Giảng võ đƣờng ở kinh đô. Trần Thái Tông rất nghiêm khắc đối với tội phản quốc (xử tử hình), xuống chiếu nhắc nhở phải chỉnh đốn quân sĩ, tập võ nghệ chuyên cần, chỉ phong quản quân cho ai tài thao lƣợc, giỏi võ nghệ. Năm 1262, vua ra lệnh mở cuộc tập trận lớn phối hợp các quân chủng tác chiến tại vùng chính bãi phù sa Bạch Hạc. Các vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Duệ Tông... đều tiếp tục theo gƣơng trọng võ của các tiên vƣơng. Có thể nói, nhà Trần đã đào tạo đƣợc rất nhiều danh tƣớng nhƣ Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dƣ... Đó là những danh tƣớng thuộc hàng quý tộc. Song lại có những ngƣời xuất thân từ dân nghèo nhƣ Phạm Ngũ Lão, có ngƣời là gia tƣớng, gia thần nhƣ Yết Kiêu, Dã Tƣợng... Đội ngũ tƣớng lĩnh nhà Trần
rất giỏi cả võ kinh, võ nghệ, đầy mƣu trí và dũng cảm. Trên nền đó, nổi bật lên ngôi sao rực rỡ là Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hƣng Đạo: ? – 1300). Ông là con An Sinh vƣơng Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông là chú ruột. Khi Nguyên Mông xâm lƣợc lần đầu năm 1258, ông đƣợc vua giáo cho một cánh quân ngăn địch ở biên giới. Nhƣng 2 lần sau năm 1285 và 1288, ông đã là Quốc công tiết chế tức là tổng chỉ huy quân đội đƣơng thời, bằng tri thức quân sự uyên bác tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc, ông đã góp phần lớn lao cùng vua và các tƣớng lĩnh tổ chữ, lãnh đạo cuộc kháng chiến vệ quốc, đem lai những chiến công lừng lẫy, vang đội, đập tan một đội quân xâm lƣợc hung bạo, hiếu chiến, hùng mạnh chất thế giới đƣơng thời. Ngoài việc đề ra đƣờng lối chiến lƣợc, chiến thuật xuất sắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến và đã giành xuất ắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến đã giành xuất sắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến và đã giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là trận Bạch Đằng ngày 9-4-1288.
Trần Hƣng Đạo là một anh hùng dân tôc, một thiên tài quân sự đã để lại công lao, sự nghiệp vẻ vang cho tổ quốc muôn đời.
Trên lĩnh vực giáo dục, võ giáo, ông còn để lại tác phẩm “Hịch tƣớng sĩ”, một áng “thiên cổ hùng văn” và hai tác phẩm quân sự nổi tiếng là “Binh thƣ yếu lƣợc” và “vạn kiếp tông bí truyền thƣ”.(19)
Cũng cần xem xét, đánh giá lại triều Hồ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề quan sự. Ngay từ dƣới đời nhà Trần, Hồ Quý Ly đã đƣợc giữ binh quyền ở các triều vua Nghệ - Tông. Duệ tông và Thần Tông, cùng vơi việc xây dựng quân đôi, ông từng bƣớc nắm giữ chức vụ quân sự quan trọng của triều đình. Từ tham mƣu quân sự năm 1379, đƣợc cử chức Tiểu tƣ không kiêm Hành khu mật đại sứ. Hồ Quý Ly đã cùng tƣớng
(19) Xem thêm: Nguyễn Tiến Doãn
1- “Binh thƣ yếu lƣợc” cuốn sách giáo khoa quân sự của ngƣời Đại Việt vào thời nhà Trần.
2- “Tìm hiểu vấn đề “võ giáo” của ngƣời Đại Việt trong thời đại Lý – Trần thế kỷ XI – XIII” (hai chỉ tiêu khoa học của đề tài B94-37-23)
sĩ đem những đạo binh lớn chống giặc Chiêm Thành thắng lợi.
Từ khi lên cầm quyền (1400). Hồ Quý Ly đã cùng hai con là Hồ Hán thƣơng, Hồ Nguyên Trừng xây dựng một đội quân đông đảo, ƣớc mong có đƣợc 100 vạn quân. Quân đội nhà Hồ đƣợc tổ chức chính quy, gồm quân bộ và quân thủy. Bộ binh đƣợc trang bị đầy đủ, có sự phối hợp với kỵ binh và tƣợng binh. Thủy quân rất đƣợc coi trọng, có nhiều loại thuyền đinh lớn nhỏ, thậm chí còn cho đóng các chiến thuyền cỡ lớn, Hồ Hán Thƣơng còn lập kho quân khí, mở xƣởng rèn đúc vũ khí sáng tạo ra súng thần cơ (còn gọi thần cơ sang pháo), bắt đầu có những bộ phận pháo binh.
Nhƣ vậy so với các triều đại trƣớc, trang bị quân đội có những bƣớc tiến vƣợt bậc, có trình độ cao. Có thể nói rằng Hồ Quý Ly và hai con trai của ông là những ngƣời có tài tổ chức quân sự.
Vậy mà khi nhà Minh xâm lƣợc, với lực lƣợng nhƣ vậy, lại nhanh chóng bị tan rã, chỉ sau sáu tháng cha con họ Hồ cùng nhiều triều thần khác bị giặc bắt đƣa về Kim Lăng.
Sự thất bại của họ Hồ, mặc dù vẫn có tinh thần bảo vệ dân tộc rất cao, bắt nguồn từ những mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn nội bộ, ở sự không tập hợp, đoàn kết đƣợc toàn dân, chỉ dựa vào duy nhất lực lƣợng quân đội. Sự thất bại đó còn bắt nguồn từ đƣờng lối chiến lƣợc quân sự, từ chiến thuật tác chiến sai lầm. Đó là chiến lƣợc phòng ngự bị động, phản công yếu ớt, lẻ tẻ và không đúng thời cơ.(20)
Tuy nhiên những kinh nghiệm quý báu về quân sự, những bài học truyền thống võ giáo thời Lý – Trần sẽ đƣợc tiếp tục kế thừa, phát triển phong phú, nâng cao trong công cuộc chống giặc Minh và giặc Thanh ở các thế kỷ sau.
(20)
Xem thêm: Nguyễn Đình Ƣớc. “Hồ Quý Ly và triều Hồ, nhìn từ phía lịch sử quân sự” – NCLS số 6 (253) 1990, Tr, 25