Quỹ BHXH là bộ phận cốt lõi không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong hoạt động BHXH. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH đảm bảo cân đối, bảo toàn và phát triển là mục tiêu quan trọng của toàn ngành. Để tính toán cân đối quỹ các nhà quản lý cần các thông tin về nguồn thu, số thu; số liệu về chi trả các chế độ
BHXH, dự đoán số thu, số chi trong ngắn hạn và dài hạn để xác định cân đối quỹ. Mặc dù các quỹ được tập trung tại trung ương, song tại các tỉnh cũng cần tính toán, xác định số liệu cân đối quỹ để có những giải pháp thực hiện: tăng thu, mở rộng đối tượng tham gia, tăng cường các hoạt động thu- chi, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc giải quyết và chi trả các chế độ BHXH để luôn đảm bảo chi đ ng, chi đủ cho các đối tượng, hạn chế gian lận, trục lợi trong giải quyết chế độ.
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊNCỨU TIẾP THEO CỨU TIẾP THEO
4.3.1 Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất là hạn chế về phạm vi nghiên cứu chưa sâu rộng mà nghiên cứu này chỉ thực hiện tại BHXH tỉnh Quảng Nam cho nên chỉ có giá trị thực tiễn đối với BHXH tỉnh Quảng Nam, song với những đơn vị BHXH tỉnh, thành phố khác thì sẽ có thể sẽ có kết quả khác. Số lượng mẫu 56 là chưa toàn diện, tuy nhiên do những giới hạn về nguồn tài lực, thời gian và nhân lực nên nghiên cứu này chỉ có thể đạt được số lượng mẫu như vậy.
Thứ hai, phần nghiên cứu định lượng, đã thực hiện phỏng vấn với các đối tượng là cán bộ quản lý đang công tác tại Văn phòng BHXH tỉnh Quảng Nam và BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Mặc dù đã cố gắng thuyết phục người trả lời phỏng vấn, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi tình trạng người tham gia phỏng vấn trả lời không trung thực, thiếu khách quan hoặc chỉ trả lời cho có, không phản ánh đ ng cảm nhận của họ.
4.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn cho đề tài này vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Mở rộng giới hạn phạm vi nghiên cứu ra BHXH các tỉnh, thành phố khác
để có cơ sở so sánh, đối chiếu khách quan.
Các chỉ mục thông tin kế toán thu BHXH, chi BHXH là căn cứ để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý được xây dựng theo ý kiến chủ quan của tác giả, song các thông tin kế toán về thu, chi BHXH còn có những khía cạnh khác nhưng chưa được phát hiện ra ở nghiên cứu này. Đó cũng chính là điều kích thích các nghiên cứu tiếp theo b sung và điều chỉnh các chỉ mục về cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý về thu, chi BHXH đã nêu ở trên.
KẾT LUẬN
BHXH tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã có nhiều thay đ i trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý điều hành nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của các nhà quản lý. Tuy nhiên vẫn còn không ít những hạn chế trong việc cung cấp thông tin, do đó mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho các nhà quản lý tại BHXH tỉnh Quảng Nam vẫn chưa cao. Trên cơ sở t ng hợp các phương pháp nghiên cứu, Luận văn
“Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam”đã đạt được những kết quả như sau:
- Xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp, áp dụng để đánh giá mức độ đáp ứng thông tin kế toán Thu – Chi BHXH cho nhu cầu quản lý tại BHXH tỉnh Quảng Nam dựa trên các chỉ mục: Thông tin kế toán cho quản lý thu BHXH; Thông tin kế toán cho quản lý chi BHXH; Đánh giá chung chất lượng thông tin kế toán; Lợi ích thông tin kế toán cho quản lý.
- Đo lường, thống kê được mức độ đáp ứng thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý tại BHXH tỉnh Quảng Nam.
- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề xuất một số kiến nghị và hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý tại BHXH tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người đọc giúp cho tôi hoàn thiện đề tài này.