Bộ máy quản trị và điều hành

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Mô hình Marketing Mix của Ngân Hàng Á Châu pot (Trang 28 - 30)

L ỜI NÓI ĐẦU

b. Bộ máy quản trị và điều hành

- Đại hội đồng cổđông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.

- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉđạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh Khối Giám sát Điều hành Khối Quản trị Nguồn Khối CNTT Khối Ngân quỹ Khối Khách hàng Doanh Khối Khách hàng Cá nhân Ban định giá tài sản Ban kiểm tra kiểm soát Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng Quan hệ Quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch;

Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB Ban kiểm soát

29 “Phân tích hoạt động Marketing Mix của ngân hàng Á Châu trong việc thỏa mãn nhu cầu cầu khách hàng”

chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:

+ Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.

+ Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

+ Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

+ Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.

- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Liên tục được các tạp chí nước ngoài và tổ chức quốc tế bình chọn là ngân hàng thương mại xuất sắc nhất, ACB cũng đã vượt lên nhiều thử thách và có bước phát triển cả về quy mô, công nghệ và quản trị. Vào khoảng năm 1994-1995, Hội sở chính của ACB lúc đó ở trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, tuy không đồ sộnhưng rất ngăn nắp, quy củ, được trang bị hiện đại hơn một số ngân hàng thương mại khác và có đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp: nhân viên mặc đồng phục, hội sởđược bố trí và sắp xếp khoa học và nhân viên làm việc chăm chú. Đó là ấn tượng đầu tiên tốt đẹp và là một tiến bộđáng kể so với tính “thiếu chuyên nghiệp” của không ít những doanh nghiệp tư nhân mới thành lập. Tổng giám đốc ngân hàng đã đặc biệt coi trọng các yêu cầu nghiên cứu thịtrường, tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng, lập các kênh thông tin phản hồi từ khách hàng và đặc biệt chú trọng yêu cầu nâng cao trình độ của nhân viên. Quan hệ giữa hội đồng quản trị và giám đốc điều hành, ban giám sát được thiết lập ngay từ đầu và hoạt động có thực chất là điều có thể làm khách hàng an tâm về sự lành mạnh trong quản trị ngân hàng.

Tuy là một ngân hàng mới thành lập, vẫn còn rất non trẻ nhưng phong cách làm việc chuyên nghiệp của ACB có thể so sánh được với các ngân hàng có thâm niên cao trong nghề. Một ví dụđiển hình, khi bước vào bất kì một Chi nhánh ngân hàng ACB nào, bạn sẽ

30 “Phân tích hoạt động Marketing Mix của ngân hàng Á Châu trong việc thỏa mãn nhu cầu cầu khách hàng”

được chứng kiến các khách hàng là những doanh nghiệp nhỏ và công dân bình thường được hướng dẫn một cách chuyên nghiệp và phục vụ kịp thời thay vì những thủ tục phiền hà, quyết định qua rất nhiều cấp như vẫn thường thấy trong thực tế. Các quyết định dựa trên các tiêu chí hiệu quả, được quy định rõ ràng chứ không dựa vào quan hệ thân quen.

Quản lý rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành các loại chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối), rủi ro vận hành.

Để quản lý các loại rủi ro nói trên, tổ chức quản lý rủi ro của ACB được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. HĐTD là cơ quan quản lý rủi ro tín dụng. Hội đồng ALCO quản lý rủi ro thị trường. Phòng Quản lý rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ Ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro rủi ro thị trường. Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại ACB.

Với hệ thống tổ chức quản lý rủi ro đã được xây dựng hoàn chỉnh, với các chính sách quản lý rủi ro ngày càng hoàn thiện, việc bảo toàn vốn của cổ đông trong nhiều năm qua đã được đảm bảo, đồng thời tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức cao.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Mô hình Marketing Mix của Ngân Hàng Á Châu pot (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)