NGHĨA CỦA CÁC CON ĐƯỜNG CHI VIỆN ĐỐI VỚI CUỘC

Một phần của tài liệu Con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 25 - 28)

CHIẾN

Con đường Hồ Chí Minh lịch sử nói chung và năm tuyến đường (bộ, biển, xăng dầu, hàng không, chuyển ngân) nói riêng đã thể hiện vai trò chiến lược không thể phủ nhận trong sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Trước tiên, con đường Hồ Chí Minh mang tầm vóc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh, cũng chính là biểu tượng ý chí sắt đá, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao cả được hun đúc, kết tinh từ truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc; truyền thống yêu nước và cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thứ hai, đường mòn Hồ Chí Minh đã thể hiện thành công vai trò cốt yếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là tuyến đường thực hiện vai trò hậu phương của miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam thông qua đường bộ, đường biển, đường xăng dầu, đường hàng không và đường chuyển ngân.

Con đường thứ nhất: Đường Hồ Chí Minh trên bộ - đường Trường Sơn.

Quân và dân ta bao gồm bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc và nhân dân nước bạn, với tinh thần dũng cảm, thông minh đầy mưu trí sáng tạo, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, ác liệt đã đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh ngăn chặn của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.

Trong 16 năm liên tục (1959-1975), lực lượng vận tải toàn tuyến đã vận chuyển hơn một triệu tấn vũ khí và phương tiện vật chất, lương thực, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đoàn binh khí kỹ thuật, bảo đảm hành quân cho hơn 2 triệu lượt người vào ra qua đường Trường Sơn cũng như các chiến trường. Hàng chục ngàn ki lô mét đường dây thông tin, bảo đảm giao thông, thông tin liên tục thông suốt trong mọi tình huống. Bộ đội Trường Sơn đã đánh bại 2.500 trận càn quét, biệt kích, tập kích của địch, tiêu diệt và bắt sống 17.740 tên địch; bắn rơi 2.455 máy bay các loại.

Con đường thứ hai: Đường xăng dầu.

Xăng dầu được chuyển từ Bắc vào Nam đã cung cấp cho hoạt động trên các chiến trường trong những năm đánh Mỹ, góp phần quan trọng vào những trận

chiến thắng lớn. Cung ứng một nguồn vật chất hết sức thiết yếu cho những chiến dịch, cho từng trận đánh.

Hệ thống đường ống vừa tăng nhanh khối lượng xăng, dầu vận chuyển ra tiền tuyến, vừa giảm được rất nhiều hy sinh, tổn thất cho những chiến sĩ lái xe và xe chở nhiên liệu. Với hệ thống đường ống đó, theo Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn: “Đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải, đảm bảo yêu cầu cơ động cao của các quân và binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa điểm, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch”.

Con đường thứ ba: Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển hơn 96.000 tấn vũ khí đạn dược và các vật chất khác cùng hơn 17.000 lượt cán booh chiến sĩ chi viện chiến trường miền Nam. Con số đó tuy không thể sánh với khối lượng vận chuyển của đường Hồ Chí Minh trên bộ, nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng rất đặc biệt.

Tuyến chi viện chiến lược trên bộ từ 1959 - 1972 đặc biệt là từ năm 1959 - 1965 chủ yếu mới vươn tới được các chiến trường Trị Thiên, Trung - Hạ Lào, Tây Nguyên. Việc chi viện cho các chiến trường Nam bộ, Nam Trung bộ từ 1959 - 1972 hết sức khó khăn. Tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời đã kịp thời đáp ứng được yêu cầu đó. Thành công của những chuyến vũ khí đã trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển khối chủ lực ở chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ; góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của quân dân ta ở Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài…Đặc biệt, sự xuất hiện kịp thời những vũ khí tương đối hiện đại, có tính năng chiến đấu cao đã làm thay đổi cách đánh của quân và dân ta, thay đổi tương quan lực lượng giữa địch và ta.

Ngoài cung cấp vũ khí và các vật chất khác cho các chiến trường xa, tuyến chi viện chiến lược trên biển có ưu thế hơn đường bộ là thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ hơn do không bị nhầm lẫn, thất lạc.( Vận chuyển đường bộ phải qua nhiều cung, chặng, qua nhiều lực lượng phương tiện... phải mất hàng tháng trời mới đến đích. Vận chuyển bằng đường biển tuy gian nan, nguy hiểm vì phải độc lập đối phó với địch và sóng gió, nhưng nếu vượt qua sự ngăn chặn của địch thì chỉ khoảng 5-6 ngày đã vào tới chiến trường Tây Nam Bộ).

Con đường thứ tư: Đường hàng không.

Bí mật trong công khai, đi từ Phnom Penh, bay qua lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thậm chí bay qua chính Sài Gòn, tới Hồng Kông hoặc Quảng Châu, rồi về Hà Nội. Con đường này đã từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá của miền Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc, vận chuyển hàng triệu đô la cho cơ quan Kinh-

Tài của miền Nam, vận chuyển rất nhiều thứ máy móc, thuốc men và hóa chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con những chiến sĩ và cán bộ của miền Nam ra Bắc để học tập và điều dưỡng… góp phần cải thiện tình hình loạn chiến nước ta thời bấy giờ. Nhưng phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn hình như cũng hoàn toàn chưa biết gì.

Con đường thứ năm: Đường chuyển ngân.

Đó là con đường vô hình, không có đường, không có lối trên đất liền, trên biển, trên không, trên những đường ống… Nó đi theo hệ thống ngân hàng của chính các nước phương Tây và hệ thống ngân hàng này ở ngay Sài Gòn để chi tiêu cho những kuwcj lượng Giải phóng.

Con đường đó suốt những năm tháng chiến tranh chỉ “ai làm thì biết”, Mỹ không biết, Chính quyền Sài Gòn không biết, nên không một ai bị bắt, không một vụ chuyển ngân nào bị phát hiện…

Thứ ba, con đường Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ý chí chiến đấu quật cường của quân và dân ta và sự giúp đỡ của quốc tế. Chính tuyến đường là hiện thân của những hy sinh đóng góp trong hoàn cảnh khó khăn vô cùng của nhân dân nơi hậu phương miền Bắc về cả sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong suốt quá trình hoạt động, đường Hồ Chí (trên bộ) đã chịu đựng trên 8 triệu tấn bom của Mỹ, trung bình, mỗi mét đường Trường Sơn chịu 5 quả bom. Ghi dấu chân của không biết bao chàng trai, cô gái đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong đã hi sinh, hơn 30.000 người bị thương, hàng vạn người bị nhiễm chất độc da cam, phải tiếp tục gánh chịu những tổn thương kéo dài nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Cùng với sự chiến đấu hy sinh quả cảm của những chuyến tàu không số trên tuyến đường biển và vô vàn những hy sinh thầm lặng của những con người Việt Nam.

Cuối cùng, Đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần to

lớn kết thúc thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thu non sông về một mối. Nhưng trong hiện tại nó cũng là tượng đài bất diệt đối với nhân dân ta; là con đường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chính thức trở thành một tuyến đường Quốc lộ Bắc - Nam hiện đại, phục vụ cho khát vọng vươn lên của một dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước; mở ra hướng khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội của Tổ quốc, phục vụ cho sự phát triển đất nước và củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Năm tháng sẽ qua đi, nhưng con đường Hồ Chí Minh lịch sử, sẽ mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của lớp lớp cán bộ, chiến sỹ, văn nghệ sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đường Trường Sơn năm xưa sẽ là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là huyền thoại trong trường ca chống đế

quốc Mỹ xâm lược của dân tộc. Là bài học và những giá trị lịch sử để lại cho thế hệ trẻ không những hôm nay và mãi mãi về sau.

Từ thực tiễn trên, Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược... Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và hoàn thành một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Miền Bắc có tác dụng quyết định nhất gắn liền với miền Nam, giúp cách mạng miền Nam vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, vùng lên đúng lúc, trụ vững trong những lúc ác liệt nhất, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược. Hai miền chung sức đánh giặc, cả nước cùng nhau kháng chiến.

Một phần của tài liệu Con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w