Tỷ lệ nhiễm và loài tiên mao trùng gây bệnh trên đàn trâu ở4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 27)

thuộc tỉnh Tuyên Quang và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả

- Trâu nuôi tại 4 huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ 13,15%, biến động giữa các huyện là 10,89% - 16,27%.

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tăng dần theo tuổi, trâu dưới 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm thấp nhất (6,40%), trâu trên 8 năm tuổi tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất (26,36%).

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu đực là 12,87%, ở trâu cái là 13,55%, sự khác nhau này không rõ rệt.

- Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu thấp nhất vào mùa xuân (8,21%), tăng dần trong mùa hè, mùa thu và tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa đông (17,21%).

- Loài tiên mao trùng gây bệnh trên đàn trâu ở 4 huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên và Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang là loài T. evansi.

- Sử dụng phác đồ gồm trypamidium samorin liều 1,0 mg/kgTT; nước muối sinh lý 200 ml/con; cafein 20% 15 ml/con; vitamin C 5% 15 ml/con; vitamin B1 2,5% 15 ml/con điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu tại tỉnh Tuyên Quang đạt hiệu quả cao và an toàn (100%), sau 28 ngày không thấy tái nhiễm tiên mao trùng.

1.2. Kết quả nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng chẩn đoán bệnh tiên mao trùng

- Đã tạo dòng thành công gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của

T. evansi có kích thước 205 bp trong vi khuẩn E. coli BL21 bằng vector nhân dòng pJET 1.2.

- Đã thiết kế thành công vector tái tổ hợp pJET1.2 - RoTAT 1.2, thực hiện tách dòng gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T.

evansi và giải trình tự gen mã hóa kháng nguyên RoTAT 1.2. Trình tự gen này tương đồng 99 - 100% với trình tự đã công bố trong ngân hàng gen.

- Thiết kế thành công vector tái tổ hợp pET 22 - RoTAT 1.2 biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên bề mặt của T. evansi.

- Đã biểu hiện thành công gen mã hóa kháng nguyên RoTAT 1.2 của T. evansi trong vi khuẩn E. coli BL21 (DE3).

- Đã sản xuất được kháng nguyên RoTAT 1.2 tái tổ hợp, kháng nguyên này có trọng lượng 8 kDa.

- Nồng độ kháng nguyên RoTAT 1.2 là 300 µg/ml, mật độ hạt latex là OD600= 0,3. Điều kiện gắn kháng nguyên RoTAT 1.2 lên hạt latex tốt nhất là lắc ở 37ºC trong 30 phút rồi tiếp tục lắc ở 4ºC trong 24 giờ.

- Điều kiện bảo quản kháng nguyên tái tổ hợp là: bổ sung EDTA, glycerol, sodium azide 0,02% và bảo quản trong 12 tháng ở - 20oC, hoặc trong 6 tháng ở 4oC.

- Kit CATT có thể bảo quản ở 4oC trong 6 tháng, hoặc ở nhiệt độ phòng trong 1 tháng.

- Độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng với Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng lần lượt là 98,48 % và 97,50%, tương đương với kỹ thuật ELISA.

2. Đề nghị

- Tiếp tục triển khai dự án sản xuất thử Kit CATT để sớm có nguồn Kit ứng dụng chẩn đoán bệnh tiên mao trùng rộng rãi ở các địa phương của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh khác.

- Sử dụng phác đồ gồm trypamidium samorin liều 1,0 mg/kgTT; nước muối sinh lý 200 ml/con; cafein 20% 15 ml/con; vitamin C 5% 15 ml/con; vitamin B1 2,5% 15 ml/con để điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu, bò tại các địa phương.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)