Kiến nghị giải pháp phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết chè xuất khẩu (Trang 43 - 47)

Nguyên

a. Giải pháp phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên + Giải pháp về mở rộng và nâng cao sản lượng chè

• Hoàn thiện công tác quy hoạch.

• Giải pháp về vốn đầu tư: Ngành chè Thái Nguyên cần thu hút vốn từ các nguồn như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư theo kế hoạch của Tỉnh, Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè…

• Nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè. • Tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông cho

người trồng chè: Ngành chè Thái Nguyên cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cáh bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn yếu kém tay nghề chưa cao, ngành chè Thái Nguyên cần đưa ra những biện pháp đào tạo hợp lý.

sản lượng chè: Chè có khâu trồng, chăm sóc, chế biến chè đều có vấn đề trong đảm bảo quy trình kỹ thuật. Kiên quyết uốn nắn theo quy trình, phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xẩy ra.

• Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình, tiến bộ khoa học công nghệ vào nâng cao sản lượng chè.

• Nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng và sản lượng chè.

• Củng cố phát triển trị trường cũ, tìm kiếm thị trường đầu ra hướng tới ổn định thị trường tiêu thụ.

• Xây dựng thương hiệu cho ngành chè Thái Nguyên

• Tăng cường hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm chè.

+ Giải pháp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển sản lượng chè xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên

• Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý ngành chè ở Tỉnh Thái Nguyên: Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khảng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó, hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cần thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Thái Nguyên. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường là cơ sở mở rộng phát triển sản lượng chè.

• Hoàn thiện chính sách phát triển sản lượng xuất khẩu chè: Để tạo điều kiện cho việc phát triển sản lượng chè thuận lợi thì việc hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè là cần thiết. Cùng với chính sách, Tỉnh cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển xuất khẩu chè của Tỉnh.

b. Kiến nghị

• Tăng cường sự hợp tác đồng bộ giữa các bên liên quan, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học cao đẳng, doanh nghiệp, người trồng, chế biến chè.

• Ủy ban nhân dân tỉnh sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân trồng chè yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Đồng thời tăng cường hệ thống tín dụng nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

• Cần ban hành quy định hạn chế việc sử dụng nguồn thuốc trừ sâu, khuyến khích các hình thức bảo vệ sinh học giúp hạn chế chi phí vật chất, giảm nhẹ

ô nhiễm môi trường. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Tổ chức lễ hội chè hàng năm vừa phát triển văn hóa chè, vừa quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu phân tích chuỗi tuần tự theo thời gian và dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên là một đề tài mang không chỉ ý nghĩa về khoa học, mà còn mang ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội. Vì nó thu thập, xử lý, và tổ chức các dữ liệu, từ đó kiểm tra, đánh giá và phân tích dự báo kinh tế trong tương lại.

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả sau đây:

- Nghiên cứu khái quát về phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế - Nghiên cứu khái quát về thu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu

- Nghiên cứu một số phương pháp phân tích dự báo: hồi quy tuyến tính, san bằng mũ, trung bình động, holt – winter…

- Khảo sát và phân tích thiết hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu - Xây dựng quy trình phân tích và dự báo kinh tế

- Xây dựng chương trình phân tích chuỗi tuần tự theo thời gian và dự báo sản lượng chè xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên

Trong tương lai nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, hướng tới mục tiêu thu thập được nhiều loại dữ liệu phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu cho ngành Hệ thống thông tin kinh tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết chè xuất khẩu (Trang 43 - 47)