- Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; - Đảm nhận trách nhiệm;
- Xác định giá trị; Tư duy sáng tạo. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 5’
- Thảo luận về bảo vệ môi trường.
- GV gọi 2 HS đọc lại bài viết của mình. - GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
- Giúp các em biết kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
Bài 1.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- GV yêu cầu HS:
+ Nói tên đề tài mình chọn kể.
+ Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
- GV yêu cầu HS chia thành các nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em. - GV nhận xét, bình chọn.
*/ Bài tập 2:
- Giúp hs viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại việc bảo vệ môi trường.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Hướng dẫn cả lớp viết vào vở.
- 1 đến 3 hs đọc bài viết của mình. Cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại: (Ví dụ: Một hôm, trên đường
đi học, em thấy có hai bạn đang bám vào một cành cây ven đường đánh đu. Các bạn vừa đu vừa cười thích thú. Cành cây oằn xuống như sắp gãy. Thấy em đứng lại nhìn, một bạn bảo: “Có chơi đu với tụi mình
- HS nhận xét bài bạn.
-HS đọc yêu cầu của bài. -HS quan sát tranh.
- Hs trao đổi, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. - Các nhóm thi kể về những việc mình làm. -1 hs đọc đề. - Cả lớp làm bài. - Nhận xét bài của bạn.
không?”. Em liền nói: “Các bạn đừng làm thế, gãy cành mất.” Hai bạn lúc đầu có vẻ không bằng lòng, nhưng rồi cũng buông cành ra, nói: “Ừ nhỉ. Cảm ơn bạn nhé !”. Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.)