KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT G.C2

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của cây cành giao euphorbia tirucalli l thu hái ở tỉnh bình thuận (Trang 25 - 27)

Hợp chất G.C2thu được được từ phân đoạn HA.1.6 của cao ethyl acetate với các đặc điểm như sau:

 Chất bột vô định hình màu trắng.

 Hiện hình với thuốc thử vanillin/H2SO4khi hơ nóng cho vết màu cam, hấp thu UV cho vết màu tím sáng rõ.

 Phổ 1H-NMR (Acetone-d6): Phụ lục 5.

 Phổ 13C-NMR (Acetone-d6): Phụ lục 6.

 Phổ HMBC (Acetone-d6): Phụ lục 7.

Biện luận cấu trúc

Phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu của một cặp proton nhân thơm ghép meta với nhau tại H 5.96 và 5.94 (mỗi 1H, d, J = 2.0 Hz), ba proton nhân thơm ghép cặp lẫn nhau ở vị trí 1, 2, 4 trên nhân thơm benzene tại H 7.03 (1H, d, J = 1.5),H 6.87 (1H, dd, J = 1.5, 8.5Hz) vàH 6.86 (1H, d, J = 8.5Hz), hai proton của nhóm methylene không tương đương tại H

3.14 (1H,dd, J = 12.5, 17.0 Hz) và H 2.72 (1H, dd, J = 3.0, 17.0 Hz), một nhóm oxymethine tại H 5.40 (1H, dd, J = 3.0, 12.5 Hz), một nhóm hydroxyl kiềm nối tại δH

12.17. Những dữ kiện này chứng tỏ G.C2 sở hữu khung sườn flavanone.

Phổ 13C-NMR cho thấy tín hiệu của mười lăm carbon tương ứng với năm nhóm methine thơm, một nhóm oxymethine, một nhóm methylene và tám carbon tứ cấp (trong đó có năm carbon liên kết với oxygen và một carbon carbonyl).

Trên nhân thơm A, độ dịch chuyển hóa học của H-6(H 5.94)và H-8(H 5.96) chuyểndịch về vùng từ trường cao, chứng tỏ chịu ảnh hưởng của ba nhóm thế đẩy electron ở vị trí 5, 7 và 9. Phổ HMBC cho thấy tương quan của proton H-6 và H-8 tương quan với các carbon δC 167.4 (C-7), δC 103.2 (C-10), giúp xác định vị trí của các proton này trên nhân A.

Trên nhân thơm B, độ dịch chuyển hóa học của H-2'(H 7.03), H-5' (H 6.87)vàH- 6'(H 6.86) chuyển dịch về vùng từ trường cao, chứng tỏ chúng chịu ảnh hưởng của hai nhóm thế đẩy electron ở vị trí 3', 4' giúp xác định vị trí của chúng. Phổ HMBC cho thấy

proton H-2 có tương quan với C-4, C-1', C-2' và C-6'. Đồng thời, proton H-2' và H-6' cùng có tương quan HMBC với C-2giúp xác định sự liên kết của nhân B tại C-2.

Dựa vào sự phân tích các dữ kiện phổ trên, so sánh các dữ kiện phổ của hợp chất

G.C2 với các dữ kiện phổ của hợp chất eriodictyol đã được công bố[8] thấy có sự tương đồng, do đó cấu trúc của hợp chất G.C2được đề nghị như hình 3.3. Eriodictyol lần đầu tiên được cô lập từ cây cành giao.

Hình 3.3Công thức cấu tạo và một số tương quan HMBC của G.C2 Bảng 3.2.Dữ liệu phổ của hợp chất G.C2 G.C2 (Acetone –d6) Eriodictyol(CD3OD) N δH (ppm) J (Hz) δC (ppm) δC (ppm) 2 5.40 (dd, 3.0, 12.5) 80.0 79.9 3 3.14 (dd, 12.5, 17.0) 2.72 (dd, 3.0, 17.0) 43.6 43.3 4 197.3 197.3 5 165.3 165.1 6 5.94 (d, 2.0) 96.8 96.7 7 167.4 167.7 8 5.96 (d, 2.0) 95.9 95.8 9 164.4 164.8 10 103.2 103.8 1' 131.6 131.2 2' 7.03 (d, 1.5) 114.8 114.6 3' 146.1 146.1 4' 146.5 146.5 5' 6.86 (d, 8.5) 116.1 115.9

Khóa luận tốt nghiệp Văn Thị Bích Hảo

- 19 -

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của cây cành giao euphorbia tirucalli l thu hái ở tỉnh bình thuận (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)