Những nội dung chưa rõ: Không.

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH LongThanh 4-GR (Trang 27 - 36)

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường.

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

1. Điểm mạnh: Nhà trường xác định điểm mạnh đảm bảo yêu cầu của tiêu chí như: Nhà trường chủ động tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Long Thạnh về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường. Các tổ chức, cá nhân tích cực hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường. Huy động nguồn kinh phí tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo đạt hiệu quả.

Tuy nhiên nhà trường có thể bổ sung thêm công tác quan tâm học sinh nghèo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học học. Những

chương trình nhân đạo khác (nếu có) như: "Địa chỉ nhân đạo", "Hũ gạo tình thương", “mua quà tết cho HS nghèo”, "Chương trình thắp sáng ước mơ", “ Tấm áo tặng bạn”... để giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

2. Điểm yếu: Nhà trường xác định điểm yếu phù hợp với thực tế của đơn vị và yêu cầu của tiêu chí như: Nhà trường đôi lúc làm công tác phối hợp chưa thường xuyên với Ban nhân dân ấp, xã Đoàn, Hội phụ nữ xã, Công an xã, Hội cựu chiến binh xã, Hội khuyến học xã, trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, vận động học sinh nghỉ bỏ học ra lớp dẫn đến đạt hiệu quả chưa cao.

Tuy nhiên nhà trường cũng cần xác định rõ hiệu quả hoạt động của các tổ đoàn thể trong trường việc tham mưu, phối hợp với hiệu trưởng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến đảm bảo phù hợp với hạn chế đã nêu và yêu cầu của tiêu chí như: Hiệu trưởng nêu cao vai trò và sự quyết tâm của người đứng đầu đơn vị, làm tốt công tác tham mưu với địa phương, phòng GDĐT và tích cực chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với ấp, xã Đoàn, Hội phụ nữ xã, Công an xã, Hội cựu chiến binh xã, Hội khuyến học xã…tranh thủ thời gian, công việc phối hợp thường xuyên hơn trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh, vận động học sinh nghỉ bỏ học ra lớp, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá; phối hợp với địa phương vận động nhân dân, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp ủng hộ tiền hiện vật nhiều hơn nữa để bổ sung nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho nhà trường.

Tuy nhiên nhà trường cần trình bày thêm nhóm giải pháp trong công tác tăng cường nguồn lực, tài lực giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho nhà trường.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Điểm mạnh: Nhà trường xác định điểm mạnh đảm bảo yêu cầu của tiêu chí như: Nhà trường có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn cơ sở, Đoàn - Đội, GVCN với CMHS và BGH; Nhà trường phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương: Đảng ủy và UBND xã Long Thạnh, Mặt trận, các doanh nghiệp, cá nhân, BĐD CMHS trong việc giáo dục học sinh. Thường xuyên tuyên truyền trong phụ huynh học sinh nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học.

Tuy nhiên nhà trường có thể bổ sung thêm nội dung: Công tác chỉ đạo phối hợp và chỉ đạo tổ chức thực hiện của hiệu trưởng trong việc giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể. Tinh thần trách nhiệm của CB – GV – HS trong thực hiện nội dung này. Sự sáng tạo trong công tác tuyên truyền về hình thức, nội dung.

2. Điểm yếu: Nhà trường trình bày đảm bảo yêu cầu của tiêu chí, đầy đủ nội dung và phù hợp với thực tế của đơn vị như: Tài liệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc còn ít và sự phối hợp giáo dục chưa được thường xuyên. Việc chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng đôi khi chưa thường xuyên do nhà trường còn tổ chức quá nhiều các hoạt động giáo dục khác.

Tuy nhiên nhà trường cần trình bày thêm tinh thần trách nhiệm của giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường trình bày rõ ràng phù hợp với đơn vị như: Nhà trường tiếp tục lập kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương để thực hiện sự tham gia của cộng đồng về giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và thực hiệu mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo. Đăng ký với chính quyên địa phương và xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Tuy nhiên nhà trường có thể bổ sung thêm những nội dung như: Việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc thông qua hoạt động dạy trên lớp, sinh hoạt dưới cờ và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào những thời điểm phù hợp.Nhà trường chủ động lập kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể địa phương và ký cam kết trách nhiệm trong công tác phối hợp để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc hiệu quả hơn. ..

4. Những nội dung chưa rõ: Không.

5. Đánh giá tiêu chí: Không Đạt (Do chỉ số c: Công tác tuyên truyền để công đồng hiểu biết về mục tiêu giáo dục).

*Đánh giá chung tiêu chuẩn 4

- Điểm mạnh cơ bản của trường: Trong những năm học qua, nhà trường đã thực hiện khá tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Trường đã có sự liên kết chặt chẽ với phụ huynh, với BĐD CMHS trong công tác giáo dục và luôn chủ động tham mưu, huy động nguồn lực hỗ trợ từ địa phương và các ban ngành trong việc xây dựng cở sở vật chất nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục và môi trường an toàn, lành mạnh; xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực và các hoạt động tình nguyện, từ thiện. Phối hợp khá hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc và chăm sóc di tích lịch sử…

Ban đại diện CMHS luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến công tác vận động các em học tập và việc đóng góp xây dựng trường học. Luôn quan tâm đến cơ sở vật chất nhà trường, hỗ trợ nhà trường trong việc tu sửa trường lớp. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được gắn bó chặt chẽ. Bước đầu nhà trường đã phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Học sinh được thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa tìm hiểu truyền thống cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa, chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng.

- Điểm yếu cơ bản của trường: Các thành viên Ban đại diện CMHS hoạt động đôi khi chưa đều tay, Sự phối hợp giữa trường với các tổ chức xã hội ngoài trường đôi khi chưa đạt được hiệu quả cao, việc huy động hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật cho nhà trường còn hạn chế do hầu hết dân cư trong địa bàn có thu nhập kinh tế rất thấ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số phụ huynh do bận mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức cho con em của mình còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm. Điều đó đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Kiến nghị đối với trường:Nhà trường cố gắng khắc phục những chế ở tiêu chí 3 và xây dựng kế hoạch cải tiến để đạt tiêu chí 3 trong thời gian tới.

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định;

b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;

c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.

1. Điểm mạnh: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường thực hiện theo năm học, học kỳ, tháng phù hợp với thực tế đơn vị nên được sự nhất trí cao của tập thể giáo viên. Sau mỗi kế hoạch có đánh giá sơ kết, tổng kết, khắc phục yếu kém, phát huy những kết quả đạt được. Vì vậy, mỗi kế hoạch của nhà trường đề ra đều mang tính khả thi cao. Giáo viên có phương pháp giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi; từ đó, HS yếu giảm dần qua từng năm học .

2. Điểm yếu: Nhà trường vẫn còn HS yếu, việc phụ đạo đạt kết quả chưa cao do HS yếu nhiều năm liền.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2015-2016, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh và thực hiện duy trì tốt công tác kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; Nhà trường tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những sai sót; đồng thời tư vấn, thúc đẩy nhằm phát huy những ưu điểm của từng GV.

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó HT triển khai đến các tổ chuyên môn và GV rà soát chính xác từng đối tượng HS yếu và yếu ở mảng kiến thức nào thông qua hình thức khảo sát đầu năm và các kì kiểm tra từ đó lên kế hoạch rèn cho từng HS; các tổ chuyên môn tập trung tổ chức chuyên đề về biện pháp rèn HS yếu; tuyên dương những GV có cách làm tốt mang lại hiệu quả cao, đồng thời khen thưởng những HS có sự vượt khó vươn lên trong học tập.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

a) Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1. Điểm mạnh: Hằng năm, nhà trường luôn duy trì đều đặn việc thăm hỏi các gia đình Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương và có kế hoạch tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh vui chơi chủ yếu trong các ngày lễ lớn 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 30/4,... với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm GD truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, “cách mạng”, “yêu nước”,...cho HS.

2. Điểm yếu: Còn một vài GV nhiều tuổi nên tham gia chưa tích cực các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy những cách làm mang lại hiệu quả, nghiên cứu, học hỏi thêm để xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện khả thi. Cụ thể: Khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhân sự phù hợp với khả năng, tình hình sức khỏe, sự nhạy bén của từng thành viên để các kế hoạch mang tính khả thi.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;

c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

1. Điểm mạnh: Nhà trường tổ chức tốt "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 100%, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỉ lệ 100%. Trường được tỉnh công nhận hoàn thành PCGDTH ĐĐT ở mức độ 2 và ngăn chặn được hiện tượng tái mù chữ ở địa phương với tỉ lệ đạt 98% người biết chữ. Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường học tập; phối hợp tốt với BĐD CMHS vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất gúp các em yên tâm học tập có tiến bộ.

2. Điểm yếu: Nhà trường đã đạt PCGD ĐĐT mức độ 2 nhưng tỷ lệ học sinh học ĐĐT trong nhà trường chưa cao, chỉ mới vừa đủ chuẩn quy định do hàng năm vẫn còn học sinh chưa đạt chuẩn lên lớp và học sinh bỏ học giữa chừng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được. Năm học 2015 – 2016 và những năm tiếp theo, nhà trường

thường xuyên chỉ đạo giáo viên quan tâm hơn đến công tác phụ đạo học sinh yếu ngay trong các tiết dạy trên lớp; tổ chức kiểm tra việc đọc viết, tính toán đối với học sinh yếu của từng lớp để có biện pháp giúp đỡ giáo viên kịp thời trong công tác phụ đạo học sinh yếu; phối hợp tốt hơn với gia đình học sinh, từng tổ tự quản để có biện pháp phù hợp ngăn chặn kịp thời học sinh bỏ học nhằm nâng cao công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của nhà trường, địa phương.

4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH LongThanh 4-GR (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w