Nguyên tắc tách khỏi

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích các nguyên tắc sáng tạo trong tin học và liên hệ lịch sử phát triển của chuột máy tính (Trang 47 - 51)

Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt quá trình phát triển của chuột máy tính. Người ta luôn muốn nó ngày càng tinh gọn hơn, loại bỏ những thứ không cần thiết, ví như: chuột không dây, chuột không bàn di, rồi đến mouseless, với mouseless thì không còn sự hiện diện của chuột nữa, mà dùng

camera để ghi lại chuyển động của tay, từ đó phân tích thành các hành động tương ứng. Và trong tương lai sẽ có chuột điều khiển bằng suy nghĩ.

4.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ

Chuột dành cho dân chơi game, thường được sản xuất có mắt đọc rất tốt, rất nhạy cảm.

4.4 Nguyên tắc phản đối xứng

Con chuột nguyên thủy có hình dạng là khối hình hộp chữ nhật đối xứng. Nhưng thiết kế đó không tiện dụng cho người sử dụng, nó dần được biến đổi thành dạng hành vòm, rồi cong cong bất đối xứng cho phù hợp với bàn tay của người sử dụng khi đặt lên nó. Với thiết kế bất đối xứng, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn và ít bị mỏi tay hơn khi thao tác với chuột.

Hình dạng chuột qua các thế hệ biến đổi từ đối xứng sang bất đối xứng

4.5 Nguyên tắc vạn năng

Nhưng con chuột hiện nay không những có nhiệm vụ ghi nhận sự di chuyển và ánh xạ lên màn hình máy tính, mà nó còn có nhiều chức năng khác được tích hợp bên trong nó. Chẳng hạn chuột của Logitech MX Revolution, ta có thể thực hiện thao tác search, chuyển cửa sổ, chuyển slides… (mà không cần phải rời tay khỏi chuột để tìm phím bấm trên bàn phím)

4.6 Nguyên tắc chứa trong

Một số con chuột có dây dẫn, được cuốn lại (giống như thước cuộn) giúp gọn gàng dễ di chuyển.

Chuột có dây rút (nguyên tắc chứa trong)

4.7 Nguyên tắc phản trọng lượng

Những nhà sản xuất chuột máy tính đa dạng hóa sản phẩm của mình, nhắm vào nhiều loại khách hàng khác nhau thuộc nhiều phân khúc khác nhau (bình dân, trung cấp, cao cấp, siêu cao cấp, …). Chuột có ít chức năng hơn, chất lượng thấp hơn thì bù lại sẽ có giá rẻ hơn.

4.8 Nguyên tắc dự phòng

Các con chuột thường được thiết kế lớp vỏ ngoài bền, có thể bảo vệ được các bộ phận bên trong trong trường hợp rơi rớt.

4.9 Nguyên tắc đẳng thế

Các nút bấm trên chuột được đặt ở những vị trí thích hợp nhất đối với các ngón tay của người sử dụng, giúp cho họ dễ dàng thao tác nhất.

So với chuột bên phải, con chuột bên trái với các nút bấm được bố trí không thích hợp, người sử dụng cần phải di chuyển các ngón tay nhiều hơn để

thực hiện thao tác mong muốn.

4.10 Nguyên tắc đảo ngược

Ví dụ về nguyên tắc đảo ngược khá thú vị. Các con chuột đều hoạt động dựa trên sự di chuyển, và phần di chuyển cũng là phần chứa đựng bộ phận truyền tín hiệu vào máy tính. Tuy nhiên, đối với chuột của máy laptop thì hoàn toàn ngược lại (Touch pad). Bộ phận tiếp nhận tín hiệu và truyền cho máy tính là phần đứng yên, chỉ có các ngón tay là di chuyển trên bề mặt này.

Với touch pad của laptop, bộ phận truyền tín hiệu vào máy tính thì đứng yên. Còn với mouse thông thường, bộ phận truyền tín hiệu di chuyển cùng với

4.11 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa

Ở chuột bi, viên bi được thay thế cho 2 bánh xe.

Viên bi được sử dụng thay thế cho hai bánh xe

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích các nguyên tắc sáng tạo trong tin học và liên hệ lịch sử phát triển của chuột máy tính (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)