KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1 Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử (Trang 38 - 42)

1. Kết quả nghiên cứu

So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn công nghệ 12 tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu các nội dung học tập. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu

Phạm Thị Chiên - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng 39

+ Lớp 12A1 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh vẽ và thiết bị dạy học làm mô hình trực quan. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu từng nội dung cụ thể, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được nội dung bài học.

+ Lớp 12A2 dạy bằng máy chiếu, giáo viên chỉ cần trình chiếu nội dung trên các Slide kết hợp với phương pháp đàm thoại, trao đổi để học sinh hiểu sâu, hiểu rõ nội dung bài học.

Sau khi dạy xong thu được kết quả sau:

Lớp Sĩ số Điểm 9 - 10 % Điểm 7 - 8 % Điểm 5 - 6 % Điểm 3 - 4 % Điểm < 3 % 12A1 39 08 (20,5%) 20 (51,3%) 11 (28,2%) 0 0 12A2 41 17 (41,5%) 16 (39%) 8 (19,5%) 0 0

* Về hiệu quả kinh tế

Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp và hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu mà sáng kiến này đề cập tới.

* Về hiệu quả xã hội và giáo dục

Sau khi học xong chương trình môn Công nghệ 12 đã giúp cho học sinh hiểu và nắm bắt được bản chất của các vấn đề điện, điện tử thì đây quả là một nguồn tri thức đáng quí cho những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bước tiếp vào các trường học nghề.

Qua kinh nghiệm giảng dạy học sinh, tôi nhận thấy cách học như vậy sẽ làm cho học sinh chăm chú hơn, lí thú hơn trong khi học. Việc dạy học môn kĩ thuật điện - điện tử sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều.

* Điều kiện và khả năng áp dụng

Chúng ta biết rằng các trường học đều được trang bị phòng học ứng dụng công nghệ thông tin. Bất kể giáo viên nào cũng biết ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để soạn giảng bằng giáo án điện tử. Đề tài này có thể áp dụng tới từng giáo viên và nhiều môn học khác nhau.

2. Những kiến nghị đề xuất.

Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.

* Đối với học sinh :

- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên (Đọc trước nội dung theo hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà giáo viên đưa ra).

- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.

* Đối với giáo viên:

- Nội dung giáo án điện tử trình diễn khoa học, có tính logic và trực quan, việc truyền tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần được khai thác triệt để.

- Trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp gây phấn chấn, tích cực nhận thức của học sinh.

- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án.

- Phải khai thác tối đa các phương pháp dạy học tích cực khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao.

Phạm Thị Chiên - Trường THPT Đinh Tiên Hoàng 41

Qua nhiều năm sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn Công nghệ lớp 12, tôi thấy đã đạt được những hiệu quả cao trong quá trình dạy học:

- Kích thích học sinh tích cực, độc lập tư duy, tìm câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất về thông tin, nhận định ... được trình chiếu.

- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói, đồng thời bồi dưỡng hứng thú học tập của học sinh qua những hình vẽ, hình ảnh mô phỏng.

- Tạo không khí làm việc sôi nổi sinh động trong giờ học.

Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận nội dung học một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này.

Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!

Xác nhận của cơ quan, đơn vị Ninh Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2014

Tác giả sáng kiến

PHẦN IV

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học kĩ thuật công nghiệp tập 1, tập 2 - Tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi - Nhà xuất bản giáo dục.

2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 12 PGS. TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên - Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Tư liệu từ trang Web: (“WWW.tvtl.bachkim.vn” ).

4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông môn Công nghệ - Tác giả Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy Hoàng, Đặng Xuân Thuận - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ lớp 12 bằng việc sử dụng giáo án điện tử (Trang 38 - 42)