Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lạc Vân huyện Nho Quan (Trang 31 - 34)

hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập… Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò; giữa bạn bè; giữa tập thể và cá nhân…Đây là mối quan hệ giữa người và người; những mối quan hệ đó tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở học sinh.

- Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đạo đức học sinh. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, giúp gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục học sinh một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan; hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.

- Xây dựng môi trường xã hội tích cực: xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động; cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể…cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng xóm ấp, đường phố văn minh; tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực; đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữ người với người; xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để giáo dục đạo đức học sinh theo những chuẩn mực xã hội.

Nhà trường (hiệu trưởng) phải thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em. Sau đây là một số gợi ý về nội dung và hình thức phối hợp:

- Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Cụ thể:

* Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản và vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…

* Ngành công an: cung cấp những tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội…

* Ngành văn hóa thông tin -TDTT: Tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa - thẩm mỹ cho học sinh thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm, tham quan, vui chơi, giải trí…

* Đoàn TNCS - Đội TNTP Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể (cắm trại, hoạt động xã hội, văn nghệ, TDTT, dã ngoại về nguồn…), quản lý học sinh trong hè; giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn-Đội; hội thảo với chủ đề “Thanh niên lập nghiệp”, “Tiến bước lên Đoàn”.

* Hội PHHS: Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh.

* Các trưởng Thôn, Bí thư các Chi bộ ở các thôn cùng Hiệu trưởng đến thăm các gia đình trong thôn mình đồng thời qua đó kiểm tra việc học hành của học sinh, đồng thời tuyên truyền quan điểm giáo dục đến từng PHHS, kêu gọi các gia đình thật sự quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức cho con em họ.

Tóm lại, xã hội hóa giáo dục là yếu tố quan trọng góp phần giáo dục đạo đức học sinh. Nội dung và hình thức phối hợp rất đa dạng, rất phong phú, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách thường xuyên, có kế hoạch sẽ huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.5 Mối quan hệ giữa các giải pháp:

Để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các giải pháp trên. Trong đó, giải pháp “Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động; nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh, nhận thức phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là cán bộ – giáo viên và học sinh, hai lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò nhận thức tốt là điều kiện để được giáo dục và tự giáo dục tốt.

Biện pháp “Kế hoạch hóa" "Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên bộ môn, "Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh " giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Chúng thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó, biện pháp "Kế hoạch hóa" có vai trò định hướng mục

tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng…đảm bảo cho quá trình quản lý công tác giáo dục đạo đức diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp "Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên bộ môn" nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp "Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh" trong các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong.

Các giải pháp "Cụ thể hóa chuẩn đánh giá thi đua và chuẩn đánh giá xếp loại đạo đức học sinh"; "Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý" mang tính chất điều kiện bên trong nhằm đảm bảo cho công tác quản lý giáo dục đạo đức được cụ thể, công bằng, khách quan và thuận lợi hơn. Giải pháp "Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh" nếu được thực hiện sẽ hỗ trợ việc thực hiện đạt hiệu quả cao các giải pháp khác.

"Đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh " thực chất là sự phối hợp giữa các môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội, là điều kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực giáo dục đạo đức giữa các môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao. Đây là giải pháp có thể áp dụng trong điều kiện thiếu thốn vì trong công tác giáo dục đạo đức học sinh không thể thiếu sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục.

Như vậy các giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh . Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

1.1- Đạo đức là những chuẩn mực, những giá trị xã hội, là yếu tố rất quan trọngtrong cấu trúc nhân cách của con người ở bất kỳ thời đại nào. Do đó, giáo dục đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người ở bất kỳ thời đại nào. Do đó, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề trọng tâm của con người, là nhiệm vụ của toàn xã hội.

Trong nhà trường, quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; có mối quan hệ mật thiết với các quá trình giáo dục tổng thể khác nhằm từng bước hình thành nhân cách lao động mới phù hợp với các giá trị chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, nhà trường phải có các biện pháp quản lý giáo dục một cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh .

1.2- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo, đầu tư pháttriển sự nghiệp GD-ĐT, các lực lượng xã hội đã góp phần cùng nhà trường giáo dục triển sự nghiệp GD-ĐT, các lực lượng xã hội đã góp phần cùng nhà trường giáo dục đạo đức học sinh. Trường THCS Lạc Vân có nhiều cố gắng vươn lên trong tất cả các hoạt động giáo dục và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, chất lượng hai mặt giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay đại bộ phận học sinh có đạo đức khá tốt nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh hạnh kiểm trung bình và yếu. Trong đội ngũ cán bộ -giáo viên, đại bộ phận đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức học sinh , một số đơn vị đã xây dựng kế hoạch riêng cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ; đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có nhiều cố gắng phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh … Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế: công tác kế hoạch hóa chưa được quan tâm đúng mức; nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa phong phú, chưa sinh động; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng còn lỏng lẻo; công tác xã hội hoá giáo dục về giáo dục đạo đức chưa được chú ý đúng mức… Bên cạnh đó, công tác giáo dục đạo đức học sinh còn gặp nhiều thử thách từ môi trường xã hội: tác động bởi những tiêu cực của cơ chế thị trường; một bộ phận nhân dân chỉ lo làm ăn, ít chú ý giáo dục con cái họ; nhiều cơ quan, đoàn thể chưa quan tâm phối hợp tốt với nhà trường để cùng góp sức giáo dục đạo đức học sinh .

1.3- Từ việc nghiên cứu lý luận, từ thực trạng của việc quản lý giáo dục đạo đức , chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS, đó là:

Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên và học sinh , Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh , Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn, Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí, Cụ thể hóa công tác thi đua của các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh, Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp l ; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khi vận dụng đồng bộ các giải pháp trên vào nhà trường hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tăng rõ rệt. Đầu năm học 2010-2011 khi Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan đến thanh tra nhà trường đã có Chuyên viên nhận xét « Học sinh trường THCS Lạc Vân có nhiều em ý thức không tốt, thiếu nghiêm túc ». Nhưng cho đến nay, năm học 2013-2014 chất lượng đạo đức học sinh trường của nhà trường đã khác hẳn, theo nhận xét của đoàn thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan thì « Học sinh trường THCS Lạc Vân rất ngoan, lế phép »

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan :

- Tổ chức các chuyên đề cho cán bộ quản lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

- Tổ chức các buổi chuyên đề giao lưu công tác chủ nhiệm, giao lưu cách tình hống giáo dục đạo đức học sinh cá biệt cho các giáo viên chủ nhiệm.

2.2. Đối với các cấp chính quyền

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lạc Vân huyện Nho Quan (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w