Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.
a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Phối hợp có hiêu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể của xã hội chăm lo cho mọi hoạt động của nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Điểm yếu
Thống nhất với nhà trường: Không có điểm yếu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức đoàn thể trong xã, tham mưu kịp thời với chính quyền trong việc bổ sung và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyên truyền tới các doanh nghiệp trên địa bàn huy động thêm các nguồn lực, vật lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Đánh giá chung về tiêu chuẩn 4:
- Điểm mạnh cơ bản của trường:
Nhà trường có đầy đủ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động theo đúng quy định; Nhà trường luôn chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể của xã nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
- Điểm yếu cơ bản của trường:
Góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú dẫn đến chưa thu hút được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ học sinh.
- Kiến nghị đối với trường:
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên trong nhà trường xây dựng góc tuyên truyền nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh.
Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi. a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;
b) Thực hiên được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
c) Có khả năng làm được một số viêc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vê sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đều dưới 10%. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi; có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường: Một số trẻ vẫn còn nhút nhát trong vận động, kỹ năng rửa mặt chưa tốt, khi ăn còn nói chuyện riêng.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Nhà trường phát huy tốt điểm mạnh, đồng thời phân công cho phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tiếp tục có biện pháp rèn trẻ có nề nếp tự phục vụ. Giáo viên thường xuyên khuyến khích động viên trẻ mạnh dạn khi tham gia các hoạt động thể chất.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiên và giải quyết vấn đề;
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiên tượng xung quanh và một số khái niêm.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ rất thích tìm hiểu khám phá
quyết các vấn đề phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ có hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật xung quanh.
2. Điểm yếu
Không thống nhất với điểm yếu của nhà trường: Một số trẻ còn thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động, đứng trước tập thể. Khả năng hiểu biết về hiện tượng xung quanh còn hạn chế (mâu thuẫn với điểm mạnh).
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Tiếp tục phát huy điểm mạnh, có kế hoạch chỉ đạo giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp để kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh. Tạo không gian thân thiện trong lớp học và hoạt động ngoài trời để trẻ tiếp xúc với các hiện tượng gần gũi xung quanh giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói; c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng lời nói để giao tiếp. Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói, cử chỉ phù hợp với độ tuổi; biết sử dụng lời nói để giao tiếp, có một số kỹ năng ban đầu về "đọc và viết" phù hợp với độ tuổi.
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường: Khả năng diễn đạt của một số trẻ còn hạn chế, nói nhỏ, chưa rõ ràng, mạch lạc.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ. Quan tâm nhiều hơn đến các cháu nhút nhát, diễn đạt kém.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghê; b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;
c) Có khả năng cảm nhận và thể hiên cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ hào hứng, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình, có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu
Không thống nhất với điểm yếu nhà trường đã nêu: Còn một số trẻ có kỹ năng âm nhạc hoặc tạo hình chưa tốt, hát chưa đúng nhịp, kỹ năng vận động chưa đúng, tô màu chưa đẹp, bố cục tranh chưa cân đối (mâu thuẫn). Vì vậy, Đoàn thống nhất không có điểm yếu.
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Tăng cường rèn cho trẻ những kỹ năng âm nhạc và tạo hình thông qua các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
b) Thân thiên, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động, lễ phép, đoàn kết với bạn, biết nhường nhịn đồ dùng, đồ chơi cho bạn. Tuy nhiên, Đoàn bổ sung thêm: Trẻ thân thiện, chia sẻ hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu
Đoàn thống nhất với điểm yếu của trường: Vẫn còn một số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn khi tiếp xúc với những người lạ, chưa iết nhường nhịn, tranh giành đồ chơi của bạn.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Giáo viên thường xuyên trò chuyện nhiều với các cháu nhút nhát, tổ chức cho các lớp trong
khối giao lưu với nhau. Có các biện pháp để rèn nề nếp những trẻ chưa biết nhường nhịn bạn như nhắc nhở, động viên, khích lệ, tuyên dương, khen thưởng để trẻ tiến bộ.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vê sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
a) Có ý thức giữ gìn vê sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vê sinh cá nhân;
b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vê cây xanh và vật nuôi;
c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi; biết quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi; có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu
Đoàn thống nhất với điểm yếu của trường: Trẻ ở vùng nông thôn nhiều nên việc thực hiện một số quy định giao thông còn hạn chế.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với cải tiến chất lượng của nhà trường: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên quan tâm đến các trẻ hiếu động trong các hoạt động, tăng cường giáo dục trẻ
không dẫm vào bồn cây, không hái hoa, biết bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên tường; tăng cường công tác thực hành tham gia giao thông đúng luật.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.
a) Tỷ lê chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lê chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non; c) Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
1. Điểm mạnh
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường: Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt cao so với quy định. Có 99% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Đoàn không đồng ý với điểm mạnh 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển 5 tuổi vì năm 2013-2014 việc theo dõi đánh đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển 5 tuổi sở giáo dục mới chỉ đạo thực hiện thí điểm 1 lớp/trường.
2. Điểm yếu
Đoàn thống nhất với nhà trường: Không có điểm yếu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Đồng thời hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện cho 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
a) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiêp bằng các biên pháp nhằm cải thiên tình trạng dinh dưỡng; có biên pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;
b) Tỷ lê trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%;
c) Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
1. Điểm mạnh
Đoàn thống nhất điểm mạnh nhà trường: Nhà trường có nhiều biện pháp đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, giảm tỷ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm dưới 10% so với đầu năm học.
2. Điểm yếu
Đoàn thống nhất với nhà trường: Không có điểm yếu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo; phấn đấu hạ tỷ dinh dưỡng thấp hơn.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt.
- Điểm mạnh cơ bản của trường:
Trường nhiều năm liền thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt, trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động. Nhà trường có nhiều biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nên tỷ lệ trẻ nằm trong kênh bình thường cao, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng luôn dưới 10%.
- Điểm yếu cơ bản của trường:
Khả năng diễn đạt của một số trẻ còn hạn chế. Trẻ vẫn còn lúng túng khi diễn đạt, nói còn nhỏ, chưa rõ ràng, mạch lạc; một số trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn khi tiếp xúc với những người lạ, chưa biết nhường nhịn, tranh giành đồ chơi với bạn.
- Kiến nghị đối với trường:
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ. Quan tâm nhiều hơn đến các cháu nhút nhát, diễn đạt kém. Tăng cường rèn cho trẻ những kỹ năng âm nhạc và tạo hình thông qua các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo, phấn đấu hạ tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn nhằm hoàn thiện các điều kiện còn hạn chế trong báo cáo. Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện theo dõi đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của giáo viên. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo.
1. Kết luận
- Số lượng và tỷ lệ phần trăm (%) các chỉ số đạt và không đạt: