4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.3. Vấn đề nội sinh:
Như đã giới thiệu, chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động GMM để kiểm soát vấn đề nội sinh ở tất cả các biến giải thích. Ý tưởng của phương pháp hồi quy này là tìm một bộ biến, được gọi là biến công cụ, thõa mãn cả hai điều kiện:
(1) tương quan với các biến giải thích trong phương trình (2) không tương quan với phần dư.
Những biến công cụ như vậy được dùng để loại bỏ sự tương quan giữa các biến giải thích và phần dư. Chúng ta cần một bộ vector các biến công cụ (trong ước lượng GMM còn được gọi là các điều kiện moment) và số lượng biến công cụ phải không ít hơn số biến trong mô hình. Điều kiện để một biến được chọn là biến công cụ là nó
không được tương quan với phần dư. Bộ biến công cụ đã được chúng tôi liệt kê trong phần 3 phương pháp nghiên cứu.
Kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM là kiểm định
Overidentifying Restrictions (Overidentifying Restrictions Test) hay còn gọi là kiểm định Sargan (Sargent Test) hoặc kiểm định J (J – Test). Đây là kiểm định cần thiết trong trường hợp số biến công cụ nhiều hơn số biến trong mô hình. Kiểm định này xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mô hình không. Giả thiết H0: biến công cụ là nội sinh, mô hình phù hợp. Nếu không thể bác bỏ giả thiết H0 thì biến công cụ là nội sinh. Khi đó biến công cụ được chọn là phù hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Sargan sử dụng thống kê J (J – statistic). Kết quả của kiểm định Sargent được trình bày trong tất cả các bảng và thể hiện ở mục Prob(J-statistic) trong các bảng Eview ở phần phụ lục. Do các ước lượng của chúng tôi có số biến công cụ bằng với số biến trong mô hình nên không cần thực hiện kiểm định này.