Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu luận văn ths văn hoc 60 22 36 (Trang 25 - 30)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ của nhà thơ Tản Đà

thơ Tản Đà

3.2.1. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nội dung tư tưởng

Từ một nhà thơ giao thời Tản Đà đã tìm đến thơ ca dân gian như tìm về với suối nguồn trong mát của quê hương. Từ đó, ông tạo cho thơ mình tiếng nói tự nhiên, tự do, phóng khoáng, bộc bạch chân thực tâm tư của mình. Nền văn hóa dân gian của quần chúng nhân dân lao động ăn sâu và tiềm thức, tâm khảm của Tản Đà. Ông đã sáng tác nên những áng thơ đậm đà tính dân gian trong nghệ thuật, đậm đà tính dân tộc và tính nhân dân trong nội dung. Người ta không chỉ tìm thấy sự ảnh hưởng đơn lẻ, nhỏ lẻ của các tác phẩm dân gian trong sáng tác của Tản Đà, mà ảnh hưởng đó chạy suốt quá trình sáng tác của ông. sự ảnh hưởng ấy không chỉ thể hiện ở những câu, những chữ, những mô típ… mà sâu xa hơn nữa, chúng ta thấy tính chất dân gian ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của tác giả, ăn sâu vào mạch nguồn cảm xúc của tác phẩm.

Hệ thống chủ đề, đề tài mà nhà thơ Tản Đà lựa chọn đa dạng, phong phú, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động và đây cũng chính là những nội dung thuộc kiểu nhà thơ dân gian đã sử dụng.

Thứ nhất, thơ Tản Đà thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc một cách sâu sắc. Ông thường sử dụng hình tượng nhân vật, chủ đề, đề tài từ trong các truyền thuyết lịch sử để xây dựng nên các tứ thơ đặc sắc.

Văn học dân gian ở đây đã cung cấp cho thơ ca của Tản Đà nói riêng, của văn học viết nói chung cảm hứng về tình yêu quê hương

đất nước, mang lại các hình tượng nghệ thuật để họ thể hiện trong tác phẩm của mình.

Thứ hai, thơ Tản Đà sử dụng những chất liệu, thi liệu của các tác phẩm dân gian một cách nhuần nhuyễn, và rất thành công. Đó là đề tài về thằng cuội, chị Hằng Nga, con cò, hát ru, ông Công, trăng, con hạc…

Thứ ba, trong phong cách của Tản Đà, ai cũng dễ dàng nhận thấy hương vị đất nước đậm đà. Sở dĩ như vậy vì thi nhân sử dụng những đề tài vốn gắn bó mật thiệt với các bộ môn nghệ thuật dân gian của quần chúng nhân dân lao động. Nó hiện lên từ cảnh, từ vật, từ người mà Tản Đà mô tả.

Thứ tư, phải kể đến mảng thơ ca thể hiện những tâm sự u uất, nỗi niềm lo lắng của thi nhân trước cuộc đời. Những bài thơ thuộc đề tài này có thể được coi như những áng thơ ca dân gian nhằm bộc lộ tâm tư, tình cảm của người dân lao động một cách chân thực, sinh động. Tản Đà cũng như các tác giả dân gian, không hề cầu kỳ, không hề dấu diếm, luôn bộc lộ nỗi lòng của mình đầy chân thành, ngay thẳng. Chúng ta có thể bắt gặp mảng đề tài này ở các bài thơ: Đời lắm việc, Đời đáng chán, Đêm đông hoài cảm, Đêm tối, Đêm thu...

3.2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian trong nghệ thuật 3.2.2.1. Ngôn ngữ thơ

Thơ Tản Đà là một sự kết hợp hết sức tài tình nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ thơ ca truyền thống với ngôn ngữ hiện đại, học tập vận dụng ngôn ngữ thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian và sáng tạo ngôn ngữ mới với việc tổ chức lời thơ để tạo nên một giọng điệu mới mẻ.

Trước hết, ta thấy Tản Đà vận dụng thành công ngôn ngữ điệu nói của ca dao, dân ca vào trong sáng tác của mình

Thơ ca Tản Đà là ngôn ngữ của ca dao, những bài hát ru, hát ví… và là ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Thơ ông chịu tác động tích cực của các bài hát ví giao duyên. Ngôn ngữ thơ Tản Đà vì vậy là ngôn ngữ tâm tình, nên thơ của các điệu hát quen thuộc.

Tiếp đến chúng ta thấy Tản Ðà còn vận dụng thành công một số mô típ quen thuộc trong ca dao.

Tóm lại, ngôn ngữ trong thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu không chỉ là ngôn ngữ của ca dao, dân ca mà còn là ngôn ngữ của những bài hát, làn điệu quen thuộc của người bình dân.

3.2.2.2. Thể loại thơ

Tản Đà là một nhà thơ đầy tài năng, ông dụng bút trên hầu khắp các thể loại của văn học giao thời. Riêng về mặt thơ ca, ông thành công với không ít hơn một chục tiểu loại, từ Đường luật, từ khúc cho đến lục bát, hát nói… và cả những bài thơ không định thể.

Hầu hết các thể loại trong thơ Tản Đà đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa dân gian, văn học dân gian và thơ ca dân gian. Sự ảnh hưởng ấy mạnh mẽ hơn cả ở các thể loại như: Đường luật, từ khúc, hát nói, lục bát, phong dao…

Ở thơ Đường luật của Tản Đà, cái dân gian thiên về hóm hỉnh, tình tứ với giọng điệu đùa bỡn, hóm nhẹ, trong trẻo. Thi nhân, một mặt vẫn sử dụng hình thức thơ Đường, vẫn tuân thủ những luật lệ của nó nhưng đồng thời ông đã phá bớt cái không khí trang nghiêm mẫu mực của thể loại thơ này mà đưa vào đó cái chất tự nhiên và phóng khoáng. Cái làm nên sức hấp dẫn cũng như ý nghĩa văn học sử của Đường luật Tản Đà là ở những câu thơ được viết theo ngữ khí của lời nói thường vốn rất đậm đà trong ca dao. Những bài thơ tiêu

biểu: Ve người đá, Nhớ chị hàng cau, Đùa sư cô, Ghẹo người vu

Với những đóng góp của mình, Tản Đà được các nhà nghiên cứu đánh giá là điểm kết cho một chặng đường dài Việt hóa thơ Đường luật theo hướng dân gian.

Hát nói cũng là một trong những thể loại đánh dấu sự thành công rực rỡ của Tản Đà, đặc biệt thể loại này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ ca dân gian.

Tản Đà sáng tác 19 bài hát nói. Hát nói của ông được coi là một thể loại hết sức mới mẻ và đặc biệt – chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân nhạc Có thể nói, trong truyền thống, ảnh hưởng của dân gian đến thơ chủ yếu là những chất liệu ngôn từ đến từ ca dao, tục ngữ. Chỉ đến Tản Đà thì ảnh hưởng của dân nhạc mới trở nên đậm nét như thế. Xuất hiện trong thơ ông những hình thức thơ được viết theo những điệu xẩm, chèo, hành vân, nam ai, nam bằng…

Nhắc đến Tản Đà, không thể không nhắc tới phong dao. Cùng với Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà là tác gia lớn nhất của thể thơ này.

Ở phong dao, ông đã tìm kiếm cho lời thơ một vẻ đẹp tự nhiên, thoải mái của văn học dân gian.Có khi nhà thơ sử dụng hình thức lục bát biến thể, hoặc ông đặc biệt ưa thích sử dụng hình thức đối đáp, biện pháp lặp từ, lối phô diễn cảm xúc trực tiếp của thể phú và thể hứng…ở ca dao trong việc sáng tác phong dao.

Sự am hiểu dân ca làm cho từ khúc và phong dao của Tản Đà có nghệ thuật rất cao. Ông gọi các ca dao của mình là phong dao. Đó là những vần ca dao, phong dao đầy chất dân dã của những người lao động bình dân. Vì thế, Phong dao của Tản Đà được coi là lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân lao động, là những bài hát

ví, hát ru... Mặt khác, thể loại này chịu ảnh hưởng sâu sắc của những câu hát ghẹo nam nữ nông thôn, nên mang nội dung cợt ghẹo và tỏ tình rất là… ca dao.

Lịch sử lục bát sẽ phải nhắc đến tên Tản Đà không phải chỉ như một tác gia cổ điển. Có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của văn học dân gian rất đậm trong thơ lục bát của Tản Đà.

Bên cạnh việc kế thừa lục bát ca dao, trong thơ lục bát Tản Đà ta còn bắt gặp những nét mới ở việc sử dụng những từ mới rất đắt nghĩa, giàu giá trị gợi tả, gần gũi với lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt của người bình dân.

Trong những sáng tác chịu ảnh hưởng của phong cách dân gian, có khi ông viết các bài phong dao bằng lục bát không có biến thể. Đó là những bài: Đò đưa, Sẩm chợ, Câu hát dậm đò, Con chim khôn

Như vậy, qua việc xem xét, tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến các thể loại trong thơ Tản Đà, chúng ta nhận thấy hầu hết các thể loại của ông đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng văn chương bình dân. Tản Đà đã thành công xuất sắc trong việc kết hợp được nhạc điệu của các thể loại lục bát, ca trù, thất ngôn, ngũ ngôn… với các loại dân ca, từ khúc để góp phần làm cho thơ ca có âm điệu dân tộc và phong phú hơn trước

Tiểu kết chương 3:

Thơ văn Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca dân gian, văn học dân gian. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở nhiều mặt từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Ông đặc biệt thành công ở các thể loại như thơ lục bát, hát ả đào, ca trù…

KẾT LUẬN

Từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết diễn ra xuyên suốt mọi thời kỳ của lịch sử văn học, ở khắp các trào lưu và các thể loại của văn học Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết được đánh dấu bằng mối quan hệ gắn bó khăng khít, hai chiều. Là sự tác động qua lại lẫn nhau, vừa đối nghịch, vừa tương hỗ, thúc đẩy nhau phát triển.

Sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ văn bác học được thể hiện rõ, đặc sắc trong thơ ca của Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Sau khi nghiên cứu, chúng ta có thể tổng kết sự ảnh hưởng đó như sau:

Thứ nhất về mặt nội dung, đó là sự ảnh hưởng về lựa chọn chủ đề, đề tài, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật…

Thứ hai về mặt nghệ thuật, đó là sự ảnh hưởng về mặt thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ, các biện pháp tu từ…

Á Nam Trần Tuấn Khải và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chịu

ảnh hưởng của dòng thơ ca dân gian nói riêng và của văn học dân gian nói chung. Nhưng, bên cạnh đó, hai nhà thơ này còn có những tác động, sự ảnh hưởng ngược lại đối với dòng thơ dân gian, văn hóa dân gian. Thơ ca của hai thi nhân được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, có những bài thơ, câu ca trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa folklore và văn học viết qua trường hợp thơ á nam trần tuấn khải và tản đà nguyễn khắc hiếu luận văn ths văn hoc 60 22 36 (Trang 25 - 30)