3. SÂU GẠO
3.2.2 Phương thức nuôi dưỡng sâu gạo
Sâu gạo có thể nuôi được trong thùng nhựa,khay hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lit nước. Trước khi cho sâu vào cần phải rải một lớp cám màu vàng loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm. Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con.
Ấu trùng sâu sẽ không thành nhộng nếu bị giữ trong hộp có quá đông ấu trùng và quá dồi dào thức ăn, nơi cơ thể chúng liên tục bị tiếp xúc. Tuy nhiên, người nuôi thường sẽ làm thế nếu muốn cản trở sự hóa nhộng của ấu trùng.
Thức ăn của sâu gạo rất dễ tìm, chủ yếu là cám lúa gạo, hoặc tận dụng vỏ thơm (dứa,
khóm), dưa hấu đã chín, bã mía, mì vụn, ruột cá, đầu cá rửa sạch, cho vào nồi nấu chín rồi cho chúng ăn. Người nuôi có thể tận dụng chuồng nuôi heo, gà cũ, đóng khay nhiều tầng (chiều dài của khay 1m, chiều ngang 0,5m), cho sẵn thức ăn gồm cám gạo, vỏ thơm, đầu cá. Sau đó thả con quy vào, giữ nhiệt độ thoáng mát. Mỗi ngày cho sâu ăn 2 lần. Sau 12 ngày sâu sẽ đẻ trứng. Sau 8 ngày trứng sẽ nở ra nhộng, có thể bán được.
Người nuôi cần chú ý, quanh chuồng cần làm hệ thống rãnh nước để ngăn chuột và kiến. Nuôi sâu gạo không gây ô nhiễm môi trường, chuồng trại không có mùi. Từ khi thả giống tới thu hoạch khoảng 20 ngày.
Một số điều nên ghi nhớ
Các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu nên được thay mỗi 3-4 ngày/lần, vì nếu thiếu nước, sâu sẽ tự ăn thịt lẫn nhau để thay thế cho nguồn nước.
Sâu gạo chịu lạnh rất dở, ở nhiệt độ dưới 17 độ C, chúng sẽ chết một cách nhanh
chóng. Nhiệt độ thích hợp cho sâu là từ 21-27 độ C .