Tỷ lệ nợ/tài sản = Tỷ lệ nợ/tài sản = Tỷ lệ VCSH/Tài sản = Tỷ lệ VCSH/Tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản VCSH Tổng tài sản
Quản trị tài chính Phân tích BCTC Bảo Việt năm 2006
Bảng 9: Bảng phân chỉ số đánh giá cơ cấu vốn
Chỉ tiêu
Bảo Việt Bảo Minh Pjico
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ nợ/tài sản 0,039 0,850 0,661 0,614 0,780 0,668 Tỉ lệ VCSH/tài sản 0,126 0,128 0,338 0,377 0,220 0,332 Tỉ lệ nợ phải tra ̉/VCSH 6,876 6,652 1,956 1,627 3,541 2,010 2.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty luôn ở mức trên 85% qua 2 năm liên tiếp, cao hơn hẳn so với Bảo minh và Pjico cho thấy tỷ lệ nợ luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trên tổng tài sản, điều này dẫn đến những rủi ro trong khả năng thanh toán trong dài hạn và thanh khoản trong ngắn hạn cho Bảo việt. Ngược lại tỷ số nợ cao giúp cho Bảo việt có thể tận dụng được đòn bẩy tài chính nói chung để gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông tốt hơn rất nhiều so với 2 doanh nghiệp cùng ngành.
2.4.2. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản:
Tỷ số này của Bảo việt không thay đổi nhiều qua 2 năm (duy trì ở mức 12,6% và 12,8%) và thấp hơn rất nhiều so với Bảo minh và Pjico (Bảo minh có tỷ số là 33,8% và 37,7% được cho là phù hợp và an toàn nhất) Qua đó ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo việt chiếm một tỷ lệ khá thấp so với tổng tài sản hay khả năng tự tài trợ cho vốn lưu động ròng là khá thấp nên mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bảo việt là tương đối cao.
27
Tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH =
Quản trị tài chính Phân tích BCTC Bảo Việt năm 2006
2.4.3. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu:
Qua 2 năm ta thấy tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức rất cao so với 2 doanh nghiệp cùng ngành. Điều này có thể được giải thích bởi các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm luôn chiếm một tỷ lệ rất cao so với các khoản nợ (năm 2005 là 94,9%, năm 2006 là 89%).Có thể là do đặc điểm ngành và chiến lược kinh doanh khiến Bảo việt luôn giữ một tỷ lệ như vậy nhưng tỷ lệ này cao hơn so với Bảo minh và Pjico rất nhiều. Số liệu này một lần nữa cho thấy mức độ rủi ro cao trong chiến lược kinh doanh của Bảo Việt.
3. Kết luận:
Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính
Nhìn chung qua 2 năm 2005-2006 quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó:
Về cơ cấu tài sản:
Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi các khoản phải thu tăng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động. Chứng tỏ doanh nghiệp lượng vốn tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều, công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy công ty giảm bớt sự chú trọng vào đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới tài sản. Về cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn tài trợ qua 2 năm có xu hướng tăng thể hiện qua lượng vốn chủ sở hữu tăng 23,8%. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng, như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ, tức là chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Ngược với sự gia tăng của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ hầu như không có sự thay đổi chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của Bảo Việt giảm.
Thứ hai: về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Quản trị tài chính Phân tích BCTC Bảo Việt năm 2006
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn rất nhiều so với nợ phải trả. Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có chiều hướng tăng, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả tăng lên cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng giảm, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này thấp, mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của Bảo Việt cũng giảm.
Thứ ba: về hiệu quả sử dụng vốn
Dựa vào việc phân tích tốc độ luân chuyển vốn và tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng qua 2 năm chưa được cải thiện nhiều. Thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng dài hơn chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp khó có điều kiện tích luỹ. Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng nhanh vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi.
Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu thuần của công ty tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu ở mức cao là do trong năm 2006 Bảo Việt đầu tư nhiều cho hoạt động kinh doanh, và đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng tăng tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn ở mức thấp, do đó trong các năm tới công ty cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí hơn nữa để nâng cao lợi nhuận.
4. Đề xuất: