Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình (Trang 42 - 46)

CƠ SỞ XÃ AN BÌNH

2.4 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ

Để nâng cao chất lượng tín dụng Quỹ tín dụng không chỉ quan tâm đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm làm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi.Công tác kiểm soát nội bộ phải được tổ chức theo dõi ,giám sát thường xuyên mọi hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng

trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng .Thông qua kiểm soát nội bộ sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai sót ,lệch lạc trong quá trình hoạt động ,những vi phạm pháp luật , qua đó đề xuất những vấn đề cần chấn chỉnh và các biện pháp khắc phục có hiệu quả.Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ,Quỹ tín dụng nên tập trung công tác kiểm soát nội bộ vào khâu kiểm soát hoạt động tín dụng.

Kiểm soát hoạt động tín dụng phải tiến hành các công việc:

- Kiểm soát về điều kiện cho vay :Khách hàng phải có đủ các điều kiện mới được cho vay.Ví dụ một số điều kiện như khách hàng có năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm dân sự , có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Kiểm soát về đối tượng cho vay : Việc cho vay không đúng đối tượng

là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không thu hồi được vốn.Quỹ tín dụng cho vay để mua vật tư,máy móc.hàng hoá ,thiết bị,và chi các khoản chi phí cần thiết khác để thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ và đời sống.

- Kiểm soát việc định thời hạn cho vay:Quỹ tín dụng và khách hàng căn cứ vào đối tượng đầu tư và tính chất nguồn vốn cho vay của Quỹ tín dụng để thoả thuận thời hạn cho vay phù hợp.Quỹ tín dụng phải tránh trường hợp quy định thời hạn cho vay một cách tuỳ tiện.,máy móc tất cả các đối tượng cho vay như nhau.

- Kiểm soát việc áp dụng lãi suất:Kiểm soát viên phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng không để mức lãi suất quá cao hay quá thấp.

- Kiểm soát việc thực hiện mức cho vay - giới hạn cho vay:Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng ,Quỹ tín dụng phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của mình,khả năng trả nợ và nhu cầu vay vốn của khách hàng,giá trị của tài sản thế chấp.Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng.

- Kiểm soát tính pháp lý của hồ sơ vay vốn:Trong hồ sơ vay vốn yêu cầu phải ghi đầy đủ ,cụ thể ,và chính xác các yếu tố quy định,phải có đầy đủ chữ ký và con dấu.

- Thẩm định và quyết định cho vay:Kiểm soát viên cần phải kiểm tra ,theo dõi việc thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng có trung thực khách quan hay không?Quyết định cho vay có tuân thủ đúng quy định hay không ?Có xuất phát từ lợi ích của Quỹ tín dụng hay không ?

- Kiểm soát việc kiểm tra ,xử lý vốn vay : Quỹ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình vay vốn ,sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn. - Gia hạn nợ,điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:Kiểm soát viên phải thường xuyên

kiểm soát và nhắc nhở cán bộ tín dụng,kế toán trong việc theo dõi nợ đến hạn để có biện pháp xử lý cho phù hợp,không tuỳ tiện gia hạn nợ một cách tràn lan,không chuyển nợ quá hạn kịp thời,vì như vậy số liệu kế toán sẽ không phản ánh trung thực chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng,từ đó có thể làm cho HĐQT,giám đốc đưa ra những định hướng ,chỉ đạo sai lầm.

3.Kiến nghị

 Đảng uỷ - HĐND – UBND tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng hoạt động được thuận lợi và đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,xoá đói giảm nghèo,nâng cao đời sống nhân dân,phát triển kinh tế của địa phương.

 Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ tín dụng,tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của các Quỹ tín dụng.

 Ngân hàng nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy với tinh thần khẩn trương,chất lượng vừa tuân thủ pháp luật,vừa phải đảm

bảo các yêu cầu đặt ra của cuộc sống,tháo gỡ các vướng mắc,giảm bớt các thủ tục phiền hà,không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu an toàn hoạt động,nâng cao quyền tự chủ cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.Nhà nước cần hoàn thiện quy chế cầm cố,thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn và luật đất đai để tạo điều kiện cho Quỹ tín dụng hoạt động được thuận lợi.

 Ngân hàng nhà nước ban hành hệ thống cơ chế, quy chế tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu,một mặt vừa nâng cao trách nhiệm và quyền hạn tự chủ cho các Quỹ tín dụng đối với các dự án ,phương án sản xuất kinh doanh,hạn chế và đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái phép đối với quyền quyết định các khoản vay của các Quỹ tín dụng.

 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình,kịp thời về mặt vốn cho Quỹ tín dụng nhân dân xã An Bình khi có nhu cầu vay vốn.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang tranh thủ ngoại lực,phát huy nội lực để phát triển nền kinh tế.Nước ta là một nước đang phát triển thì tín dụng là một nhân tố quan trọng để chúng ta có thể thực hiện được quá trình này.Tín dụng giúp chúng ta xây dựng cơ sở vật chất,chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tạo thế và lực mới…Do đó nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa không chỉ quyết định sự tồn tại của các Quỹ tín dụng,ngân hàng và xu thế phát triển của nền kinh tế.Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình khó khăn và lâu dài đòi hỏi phải có sự đổi mới trong hoạt động và quản lý của hệ thống tài chính , tiền tệ và các nghành luật pháp,kinh tế …

Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu,đem lại hầu hết lợi nhuận và là nhiệm vụ chính yếu của Quỹ tín dụng.Do đó muốn tồn tại và phát triển được nâng cao chất lượng tín dụng là ưu tiên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w