Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HOA ĐỐI VỚI KINH TẾ HÔ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN pdf (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn:

1.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân - Tiền mặt và dòng tiền

- Mức độ độc lập và nguồn lực - Trình độ văn hoá

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO: Gross ouput): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng thu của hộ. GO =   n i i iQ P 1

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.. IC =   n i i C 1

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.

VA = GO - IC - Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: - Giá trị sản phẩm hàng hoá = GO * Tỷ suất sản phẩm hàng hoá

- Năng suất lao động = GO/LĐ - Tỷ suất giá trị sản xuất = VA/IC - Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/GO

Chƣơng 2

THƢ̣C TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm của thành phố Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý trung tâm

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc bộ, có sông Cầu chảy qua, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi năm huyện của tỉnh Thái Nguyên:

* Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ * Phía Nam giáp thị xã Sông Công

* Phía Tây giáp huyện Đại Từ * Phía Đông giáp huyện Phú Bình

Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực vùng Trung du miền núi Bắc bộ.

- Vị trí chính trị

Thành phố Thái Nguyên được hình thành tương đối sớm so với các đô thị lớn khác trong vùng như thành phố Việt Trì, thành phố Yên Bái, thị xã Bắc Kạn. Từ thời Pháp thuộc tỉnh Thái Nguyên đã là trung tâm công nghiệp lớn của vùng và cả nước.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định là “trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch và dịch vụ của tỉnh”.

Đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước, căn cứ vào lợi thế của thành phố Thái Nguyên và các yêu cầu phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm kinh tế đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ về công nghiệp, giáo dục - đào tạo, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ ba trong cả nước.

- Địa hình và địa chất

* Địa hình

Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, muốn khai thác, sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của Thành phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau:

+ Địa hình đồng bằng + Địa hình gò đồi + Địa hình núi thấp + Địa hình nhân tác

Mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong Tỉnh và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành phố cho việc canh tác nông - lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với nhiều địa phương khác trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

* Địa chất

Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp như của Tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh, Thành phố có hệ tầng địa chất Tam

Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ: hang Phượng Hoàng - Võ Nhai, hang Dơi - Đồng Hỷ... tạo điều kiện phát triển du lịch.

Đặc điểm địa chất của Thành phố không tạo cho Thành phố có nhiều khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại như nhiều địa phương khác trong Tỉnh.

- Tài nguyên thiên nhiên

* Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu:

- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

- Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh dự tính lượng mưa lên tới 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đài Từ; theo không gian lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.

- Giống như tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

* Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 17.707 ha, nằm trong vùng Trung du Miền núi Bắc bộ, xung quang được bao bọc bởi hai con sông là sông Cầu và sông Công nên có địa hình tương đối bằng phẳng so với các tỉnh xung quanh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, với độ cao trong khoảng 10-20m trên mực nước biển. Thành phố có một hệ thống đê và các tuyến đường đã được tôn cao để ngăn lũ và bảo vệ thành phố.

Ngoài ra tại khu vực phụ cận bao gồm các huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình chủ yếu là đất nông nghiệp, có địa hình và địa chất công trình thuận lợi cho việc phát triển đô thị.

Nhìn chung, diện tích đất đô thị bình quân đầu người của Thành phố vào loại thấp so với các đô thị lớn trong vùng và trong cả nước. Tuy quỹ đất của thành phố Thái Nguyên không lớn, nhưng diện tích hiện tại còn khoảng 903 ha đất chưa sử dụng (chiếm khoảng 5,1%) và diện tích đất nông nghiệp còn lớn (chiếm khoảng 67% tổng diện tích tự nhiên) nên Thành phố vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị.

* Tài nguyên nƣớc

Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:

(1) Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vúng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa

hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

(2) Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.

(3) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

Theo đáng giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông chảy qua có thể xây dựng các công trình thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi với quy mô nhỏ. Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần đưa ánh sáng và công nghiệp nông thôn phát triển.

* Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay thành phố Thái Nguyên chưa có thống kê cụ thể về tài nguyên khoáng sản nhưng có thể kết kuận là tiềm năng khoáng sản của bản thân Thành phố là không đáng kể. Tuy nhiên, do nằm trong vùng giàu khoáng sản, Thành phố có thể thu hút tài nguyên tương đối dễ dàng từ các địa phương khác trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mình.

* Tài nguyên du lịch

Với vị trí là trung tâm của tỉnh và vùng Trung du Miền núi Bắc bộ, thành phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Thái Nguyên là đầu mối giao lưu của các tour du lịch, là một phần quan trọng trong quần thể văn hoá du lịch của tỉnh và vùng Trung du Miền núi Bắc bộ. Trên địa bàn thành phố có nhiều danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử (trong đó có hai di tích cấp quốc gia và ba di tích cấp tỉnh) như: Hồ Núi Cốc; sông Cầu; vùng chè Tân Cương..., Bảo tàng văn hoá các dân tộc

Việt Nam; đền thờ Đội Cấn, đền Mỏ bạch, đền Xương Rồng, chùa Phố Hương, chùa Đồng Mỗ, chùa Phủ Liễn, chùa Ông, chùa Đán, chùa I Na (Tân Cương)...

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tình hình dân số

Cơ cấu dân số của thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 - 2007 được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Tình hình biến động dân số của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2005-2007

đvt: ngƣời

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Tăng(+) giảm(-)

2007/2006 Tăng(+) giảm(-) 2006/2005 Tăng(+) giảm(-) BQ Số ngƣời cấu (%) Số ngƣời cấu (%) Số ngƣời cấu (%) Số ngƣời cấu (%) Số ngƣời cấu (%) Số ngƣời cấu (%) Tổng số dân 244.501 100 240.284 100 235.578 100 4.217 1,76 4.706 2 4.462 1,88 Nam 112.421 45,98 119.554 49,76 117.792 50 -7.133 - 5,97 1.762 1,5 2.686 -2,24 Nữ 132.080 54,02 120.730 50,24 117.786 50 11.350 1,12 9,4 2,5 2.147 5,95 Số hộ 57.406 100 56.441 100 55.440 100 965 1,71 1.001 1,81 983 1,76

(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng 2.1 cho thấy, tính đến năm 2007 tổng số dân trên địa bàn thành phố là 244.501 người, tăng 1,76% so với năm 2006. Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2005 - 2007 là 1,88%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh (1,01%). Bình quân qua 3 năm tổng số hộ của thành phố tăng 1,76%, năm 2005 là 55.440 hộ, đến năm 2006 tăng thêm 1.001 hộ và đến năm 2007 đạt 57.406 hộ. Điều này cho thấy xu hướng tách hộ và kiểu mẫu gia đình nhiều thế hệ đang dần mất đi mà thay vào đó là những gia đình chỉ gồm cha mẹ và con cái.

Về cơ cấu dân số, tỷ lệ dân số nam và nữ của Thành phố thay đổi không đáng kể nhiều qua các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam - nữ năm 2005 là

tương đối đều nhau, năm 2006 chênh nhau khoảng 0,48% với đa số là dân số nữ 120.730 người so với dân số nam là 119.554 người. Tỷ trọng dân số nữ có xu thế tăng dần, năm 2007 dân số nữ chiếm 54,02% dân số toàn Thành phố. Mức tăng trưởng bình quân của dân số nữ qua 3 năm là 5,95%.

Về chất lượng lao động và năng suất lao động, trên địa bàn thành phố Thái nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, bao gồm đội ngũ tri thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung ương và địa phương...

Thành phố Thái Nguyên có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho phát triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến.

2.2. Thực trạng của quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển đô thị hoá

Quá trình đô thị hóa diễn ra trong giai đoạn 2000 - 2020, đến năm 2006 đã có 53/89 hạng mục công trình, 123,6km đường dân sinh và 11 km đường điện được đưa vào sử dụng. Tổng giá trị khối lượng thực hiện năm 2006 đạt hơn 113 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 20%). Trong số này có 29/36 là các công trình chuyển tiếp đã hoàn thành và đi vào sử dụng với giá trị khối lượng các công trình là hơn 25,5 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 17,7%) và 34/63 hạng mục công trình mới đưa vào sử dụng với giá trị khối lượng hoàn thành là 79 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch 31,2%).[1]

- Tổng giá trị khối lượng XDCB hoàn thành đạt 113 tỷ đồng (=120%KH);

- Thành phố thực hiện 53/89 hạng mục công trình, 124km đường dân sinh, trong đó có 19/26 dự án chuyển tiếp hoàn thành và đưa vào sử dụng, 7 dự án còn lại chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB như: Dự án Nghĩa trang khu Nam, dự án Vườn hoa Sông Cầu, dự án khu văn hoá Trưng Vương, trường THCS Tích Lương, trường tiểu học Phúc Xuân.

- Có 34/63 hạng mục công trình xây dựng mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Giá trị khối lượng hoàn thành các công trình chuyển tiếp đạt hơn 25,5 tỷ đồng (vượt 17,7%KH), giá trị khối lượng hoàn thành các công trình mới đạt 79 tỷ đồng (vượt 31,2%KH).

Trong thời gian từ 01/2004 đến hết tháng 12/2007, Ban bồi thường GPMB thành phố trực tiếp thực hiện bồi thường GPMB tổng số 55 dự án. Trong đó đơn vị trực tiếp thực hiện: 34 dự án; phối hợp với chủ dự án thực hiện: 21 dự án.

- Tổng diện tích đất đã thu hồi là: 200,11 ha Trong đó: + Đất ở: 12,47 ha

+ Đất nông nghiệp: 156,25 ha + Đất khác: 31,4 ha

- Diện tích đất đã GPMB xong và đưa vào sử dụng: 157,65 ha - Diện tích đất chưa GPMB: 42,46 ha

Tổng giá trị bồi thường là: 293.150.160.000 đồng + Bồi thường đất ở: 76.101.599.000 đồng + Bồi thường đất nông nghiệp: 101.927.994.000 đồng + Bồi thường tài sản, cấy cối: 46.940.759.000 đồng + Hỗ trợ, thưởng: 16.241.556.000 đồng

+Chi phí tổ chức thực hiện: 4.191.133.000 đồng + Dự phòng: 6.737.453.000 đồng

-Tổng số tiền bồi thường đã chi trả: 209.102.549.000 đồng đạt 72% - Số tiền ứng trả chưa được phê duyệt: 2.405.861.825 đồng

- Tổng số kinh phí chưa chi trả: 33.949.763.000đồng chiếm 11,7%

- Kinh phí di chuyển các công trình công cộng: 47.691.986.175 đồng chiếm 16,3%

- Tổng số hộ bị ảnh hưởng: 3.484 hộ gia đình trong đó : + Số hộ tái định cư: 447 hộ

Một phần của tài liệu Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HOA ĐỐI VỚI KINH TẾ HÔ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN pdf (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)