CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn - Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT pdf (Trang 52 - 54)

Qua việc xem xét cơ cấu và tổ chức của cơng ty ARTEXPORT ta thấy cơng ty chưa có một bộ phận Marketing rieeng biệt cho từng bộ phận xuất khẩu và nhập khẩu. Mọi hoạt động Marketing của công ty đều tiến hành riêng lẻ dưới sự tiến hành riêng lẻ của từng phịng. Tồn bộ hoạt động xuất khẩu của cơng ty chưa có một kế hoạch, chiến lược Marketing chung. Các hoạt động Markeinh của mỗi phòng đều chỉ phục vụ cho mục tiêu của phịng mình mà chưa có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các phòng với nhau. Kế hoạch và mục tiêu xuất khẩu của công ty hàng năm đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ không được xác định đầy đủ chu đáo, mang tính cảm tính kinh nghiệm nhiều hơn sự phân tích đánh giá khoa học thị trường, khả năng và nhu cầu của cơng ty vì thế các kế hoạch của công ty không đạt được 100%.

1. Đánh giá về khả năng tài chính của cơng ty

Hiện nay số vốn pháp định của công ty là 7 triệu USD trong đó vốn do Nhà nước cấp là 5 triệu, vốn tự có của cơng ty là 2 triệu. Cơng ty có trách nhiệm bảo tồn vốn và nộp thuế vốn do Nhà nước cấp, kinh doanh có lãi. Trong việc sử dụng vốn của cơng ty thì vốn lưu động là 4 triệu USD và vốn cố định là 3 triệu USD. Những năm gần đây thì tốc đọ lưu chuyển vốn của

cơng ty là khá hiệu quả (thời gian 2,5 tháng/vịng) cơng ty ARTEXPORT được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả cao của Bộ thương mại.

2. Khả năng cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ của ARTEXPORT

Trong tình hình hiện nay khi Nhà nước gần như thả nổi hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các công ty cạnh tranh giành nguồn hàng, việc thu mua được một lượng hàng đủ lớn để xuất khẩu là rất khó đối với mỗi cơng ty. Nhưng nhờ có sự giao dịch bn bán lâu dài và giữ được uy tín nên hàng năm cơng ty có được nguồn hàng ổn định để xuất khẩu là một trong những công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở trong nước.

Nhờ các phương thức thu mua hiệu quả của công ty như liên doanh, liên kết sản xuất, hỗ trợ sản xuất, trực tiếp sản xuất hoặc mua tại nơi sản xuất nên hàng năm cơng ty có khả năng xuất khẩu nhiều loại mặt hàng thuộc ngành hàng thủ công mỹ nghệ : Gốm sứ, sơn mài, mây tre, gỗ mỹ nghệ...cho hơn 40 quốc gia, thị trường trên thế giới. Nhưng trên thực tế cơng ty chưa khai thác được tồn bộ khả năng của mình do các bạn hàng cuả cơng ty khơng có khả năng tiêu thụ hoặc khơng muốn tiêu thụ. Vấn đề đặt ra ở đây đối với công ty là cần thiết phải mở rộng được thị trường, tăng số lượng bạn hàng thường xuyên có mức tiêu thụ lớn.

Để mở rộng được thị trường và tìm lại khách hàng đã mất, cơng ty phải tận dụng triệt để những lợi thế của công ty là nguồn hàng sẵn có, chất lượng sản phẩm cao ổn định. Hơn nữa cơng ty đã sẵn có một hệ thông kho bãi, phương tiện vận chuyển chuyên trách. Vì vậy điều kiện cung cấp hàng của cơng ty cho các bạn hang dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)